KẾT QUẢ PHẪU THUẬT NỘI SOI KHÂU LỖ THỦNG Ổ LOÉT DẠ DÀY – HÀNH TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN TRUNG ƯƠNG THÁI NGUYÊN

Trần Văn Hoan 1,, Nguyễn Văn Chung 1, Trần Đức Quý 2
1 Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên
2 Trường Đại học Y dược Thái Nguyên

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày – hành tá tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên 60 bệnh nhân thủng ổ loét dạ dày – hành tá tràng được điều trị bằng phương pháp nội soi khâu lỗ thủng đơn thuần tại Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên từ tháng 1 năm 2021 đến tháng 6 năm 2023. Kết quả: Tuổi trung bình 53.17 ± 12,28 nhỏ nhất 23 tuổi, lớn nhất 77 tuổi. Tỷ lệ thủng ổ loét dạ dày 36,7%, thủng ổ loét hành tá tràng 63,3%, bờ ổ loét mềm mại 88,3%, xơ chai 11,7%, kích thước lỗ thủng <10mm 91,7%, >10mm 8,3%. PTNS khâu lỗ thủng đơn thuần thành công 100%. Phẫu thuật không có tai biến, biến chứng ngoại khoa và tử vong sau mổ. Thời gian năm viện trung bình là 7,70 ± 2,37 ngày. Kết luận: PTNS khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày – hành tá tràng là phương pháp an toàn, thời gian trung tiện sau mổ ngắn, giảm thời gian nằm viện, tỷ lệ biến chứng sau mổ thấp, không có tử vong.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Mạnh Hùng, Trần Hiếu Học và Trần Quế Sơn (2021), "Kết quả phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng ổ loét hành tá tràng tại bệnh viện Bạch Mai giải đoạn 2018-2019", Tạp chí Y học Việt Nam. 501(2).
2. Trường Đại học Y Hà Nội - Bộ môn Ngoại (2021), Bệnh học ngoại khoa tiêu hóa, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội, 106-118.
3. Nguyễn Hữu Trí (2017), Nghiên cứu ứng dụng phẫu thuật nội soi một cổng khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày, Luận văn tiến sĩ y học, Trường đại học Y Dược Huế, Huế.
4. Nguyễn Thanh Tuấn (2019), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả sớm phẫu thuật nội soi khâu lỗ thủng ổ loét dạ dày tá tràng ở người cao tuổi tại bệnh viện đa khoa thành phố Cần Thơ năm 2018-2019, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ, Cần Thơ.
5. K. T. Chung và V. G. Shelat (2017), "Perforated peptic ulcer - an update", World J Gastrointest Surg. 9(1), tr. 1-12.
6. R. Laforgia và các cộng sự. (2017), "Laparoscopic and Open Surgical Treatment in Gastroduodenal Perforations: Our Experience", Surg Laparosc Endosc Percutan Tech. 27(2), tr. 113-115.
7. M. Pelloni và các cộng sự. (2022), "Comparative study of postoperative complications after open and laparoscopic surgery of the perforated peptic ulcer: Advantages of the laparoscopic approach", Asian J Surg. 45(4), tr. 1007-1013.
8. Gaik S. Quah, Guy D. Eslick và Michael R. Cox (2019), "Laparoscopic Repair for Perforated Peptic Ulcer Disease Has Better Outcomes Than Open Repair", Journal of Gastrointestinal Surgery. 23(3), tr. 618-625.
9. L. Rebibo, I. Darmon và J. M. Regimbeau (2016), "Laparoscopic surgical technique for perforated duodenal ulcer", J Visc Surg. 153(2), tr. 127-33.
10. L. Tulinský và các cộng sự. (2022), "Laparoscopic Repair Modality of Perforated Peptic Ulcer: Less Is More?", Cureus. 14(10), tr. e30926.