ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ HÌNH ẢNH CỘNG HƯỞNG TỪ SỌ NÃO Ở BỆNH NHÂN ĐỘNG KINH THÙY THÁI DƯƠNG

Nguyễn Thị Kim Oanh 1,, Nguyễn Anh Tuấn 1, Nguyễn Thế Anh 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Thanh Nhàn

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và hình ảnh cộng hưởng sọ não từ ở bệnh nhân động kinh thùy thái dương. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 47 bệnh nhân được chẩn đoán động kinh thùy thái dương tại Trung tâm Thần kinh - Bệnh viện Bạch Mai từ tháng 7 năm 2022 đến tháng 8 năm 2023. Kết quả: Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 42,15±18,35. Tuổi khởi phát cơn đầu tiên là nhóm tuổi trên 50, chiếm 36,2%. Biểu hiện cơn động kinh trên lâm sàng đa dạng, cơn động kinh cục bộ và cơn động kinh toàn thể có tỷ lệ xấp xỉ nhau, trong đó cơn toàn thể chiếm 48,9%. Tần suất suất cơn động kinh xảy ra hàng tháng chiếm tỷ lệ cao nhất 87,2%. Triệu chứng aura hay gặp là khó chịu vùng thượng vị (25,5%), dấu hiệu rối loạn thần kinh thực vật (27,7%), rối loạn tâm thần (21,3%). Triệu chứng trong cơn hay gặp nhất là rối loạn ý thức (52,1%). Biểu hiện lâm sàng sau cơn hay gặp nhất là rối loạn trí nhớ (40,4%). Tổn thương phát hiện nhiều nhất trên hình ảnh cộng hưởng từ sọ não là teo hồi hải mã (31,9%). Kết luận: Động kinh thùy thái dương có biểu hiện lâm sàng đa dạng. Phần lớn có triệu chứng aura trước cơn và biểu hiện chủ yếu trong cơn là rối loạn ý thức. Tổn thương phát hiện nhiều nhất trên hình ảnh cộng hưởng từ sọ não là teo hồi hải mã.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. GBD 2016 Epilepsy Collaborators (2019). Global, regional and national burden of epilepsy,1990–2016: a systeor the Global Burden of Disease Study. Lancet Neurol. 18:357–375
2. Murray, C.J., Vos, T., Lozano, R. et al. (2012). Disability‐adjusted life years (DALYs) for 291diseases and injuries in 21 regions, 1990–2010: a systematic analysis for the Global Burden of Disease Study 2010. Lancet 380: 2197–2223
3. L. Q. Cường, “Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ học động kinh tại hai xã phường thuộc thành phố Hà Nội.,” Đề tài cấp bộ. Bộ Y tế, 2003-2006.
4. Fisher R. S., Cross J. H., French J. A., et al. (2017), “Operational classification of seizure types by the International League Against Epilepsy: position paper of the ILAE Commission for classification and terminology”, Epilepsia; 58, pp.522–530
5. Blumhardt, l. (1986). electrocardiographic accompaniments of temporal lobe epileptic seizures. The Lancet, 327(8489), 1051–1056. doi:10.1016/s0140-6736(86)91328-0
6. Bernasconi, N., Natsume, J., & Bernasconi, A. (2005). Progression in temporal lobe epilepsy: Differential atrophy in mesial temporal structures. Neurology, 65(2), 223–228. doi: 10.1212/ 01.wnl. 0000169066.46912.fa
7. French, J. A., Williamson, P. D., Thadani, V. M., Darcey, T. M., Mattson, R. H., Spencer, S. S., & Spencer, D. D. (1993). Characteristics of medial temporal lobe epilepsy: I. Results of history and physical examination. Annals of Neurology, 34(6), 774–780. doi: 10.1002/ ana.410340604
8. Urbach, h. (2005). imaging of the epilepsies. european radiology, 15(3), 494–500. doi:1 0.1007/s00330-004-2629-1