ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ RÒ ĐỘNG MẠCH MÀNG CỨNG XOANG HANG GIÁN TIẾP BẰNG CAN THIỆP NỘI MẠCH
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá kết quả điều trị rò động mạch màng cứng xoang hang gián tiếp (RĐMMCXHGT) bằng can thiệp nội mạch. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 54 trường hợp rò động mạch màng cứng xoang hang thể gián tiếp được điều trị can thiệp nội mạch tại bệnh viện ĐHYD từ tháng 10/2018 đến 04/2020. Kết quả: Tuổi trung bình là 53,7 ± 15,6. Biểu hiện lâm sàng đỏ mắt chiếm tỉ lệ cao: 44 trường hợp (81,48%), 23 lồi mắt (42,6%), 23 giảm thị lực (42,6%). Loại rò hay gặp nhất trong nghiên cứu này là RĐMMCXHGT type D (chiếm 77,8%) theo phân loại Barrow, Type IIa theo phân loại Cognard (chiếm 44.4%). Tiếp cận can thiệp từ tĩnh mạch: xoang đá dưới chiếm 77,77%, tĩnh mạch mắt 5,55%. Không có mối liên quan giữa đường tiếp cận và kết quả ngay sau can thiệp với p>0,05. Vật liệu gây tắc coils 47 (81,5%), chất lỏng keo- Onyx – coils 6 (7,4%), bóng 1 (1,9%). Tỉ lệ bít rò hoàn toàn 81,5%, gần hoàn toàn 18,5%. Không có trường hợp nào tử vong. Kết luận: Can thiệp nội mạch là phương pháp điều trị rò động mạch màng cứng xoang hang gián tiếp hiệu quả, nên được áp dụng tại các cơ sở có đầy đủ trang thiết bị chẩn đoán và đội ngũ can thiệp mạch có kinh nghiệm.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Kirsch M, Henkes H, Liebig T, et al. Endovascular management of dural carotid-cavernous sinus fistulas in 141 patients. Neuroradiology. 2006;48(7): 486-490. doi: 10.1007/ s00234-006-0089-9
3. Awad IA, Little JR, Akarawi WP, Ahl J. Intracranial dural arteriovenous malformations: factors predisposing to an aggressive neurological course. J Neurosurg. 1990;72(6):839-850. doi:10.3171/jns.1990.72.6.0839
4. Lucas CP, Zabramski JM, Spetzler RF, Jacobowitz R. Treatment for intracranial dural arteriovenous malformations: a meta-analysis from the English language literature. Neurosurgery. 1997;40(6):1119-1130; discussion 1130- 1132. doi: 10.1097/ 00006123-199706000-00002
5. Chung SJ, Kim JS, Kim JC, et al. Intracranial dural arteriovenous fistulas: analysis of 60 patients. Cerebrovasc Dis Basel Switz. 2002;13(2):79-88. doi:10.1159/000047755
6. Barber SM, Rangel-Castilla L, Zhang YJ, Klucznik R, Diaz O. Mid and long-term outcomes of carotid-cavernous fistula endovascular management with Onyx and n-BCA: experience of a single tertiary center. J Neurointerventional Surg. 2015;7(10):762-769. doi:10.1136/neurintsurg-2014-011266
7. Meyers PM, Halbach VV, Dowd CF, et al. Dural carotid cavernous fistula: definitive endovascular management and long-term follow-up. Am J Ophthalmol. 2002;134(1):85-92. doi:10.1016/s0002-9394(02)01515-5
8. Kim DJ, Kim DI, Suh SH, et al. Results of transvenous embolization of cavernous dural arteriovenous fistula: a single-center experience with emphasis on complications and management. AJNR Am J Neuroradiol. 2006;27 (10):2078-2082.