ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ PHẢN VỆ Ở BỆNH VIỆN ĐA KHOA TÂM ANH HÀ NỘI

Nguyễn Thị Thùy Ninh 1,, Nguyễn Văn Đoàn 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mô tả đặc điểm lâm sàng và đánh giá kết quả điều trị phản vệ tại Bệnh viện đa khoa Tâm Anh Hà Nội. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu và mô tả cắt ngang trên 119 bệnh nhân được chẩn đoán phản vệ theo thông tư 51 Bộ y tế về “Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ” từ tháng 1/2018 đến tháng 12/2022. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân phản vệ có xu hướng ngày càng gia tăng chủ yếu với nguyên nhân do thuốc (53.8%), thức ăn (38.7%), nọc côn trùng  (2.5%). Trong đó nguyên nhân do thuốc hay gặp là thuốc chống viêm không Steroid (26.6%), sau đó là kháng sinh 23.5%; thức ăn hay gặp nhất là các loại hải sản như tôm, cua… (40%). Biểu hiện lâm sàng phản vệ đa dạng ở nhiều cơ quan trong cơ thể, chủ yếu ở da, niêm mạc (92.4%), hô hấp 67.2%), tiêu hoá (29.4%). Mức độ phản vệ của nhóm bệnh nhân nghiên cứu gặp từ mức độ I đến mức độ IV, trong đó mức độ II gặp nhiều nhất với tỷ lệ 69.7%. Mức độ phản vệ giữa các nguyên nhân gây phản vệ có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0.001). Có 76 bệnh nhân được sử dụng Adrenalin (61.3%). 89% số bệnh nhân sử dụng Adrenalin được dùng theo đường tiêm bắp, 15.1% bệnh nhân phải chuyển sang đường truyền tĩnh mạch. Ngoài ra, 92.4% bệnh nhân được dùng Corticoid và 90.8% dùng kháng histamin, 1 bệnh nhân phải hồi sức tim phổi. Tỷ lệ điều trị khỏi là 97.5% bệnh nhân, không có bệnh nhân tử vong, có 2.5% bệnh nhân chuyển viện.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Chaaban M.R., Warren Z., Baillargeon J.G., et al. (2019). Epidemiology and trends of anaphylaxis in the United States, 2004-2016. Int Forum Allergy Rhinol, 9(6), 607–614.
2. Ring J., Behrendt H., and de Weck A. (2010). History and classification of anaphylaxis. Chem Immunol Allergy, 95, 1–11.
3. Nguyễn Thị Thuỳ Ninh (2014). Nghiên cứu tình trạng sốc phản vệ ở Bệnh viện Bạch Mai.
4. Nguyễn Thái Hoàng N.V.Đ. (2020). Nghiên cứu tình trạng phản vệ tại Bệnh viện Bạch Mai.
5. Mai Văn Lục (2005). Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và điều trị sốc phản vệ tại bệnh viện Bạch Mai.
6. Thông tư số 51/2017/TT/BYT ngày 29 tháng 12 năm 2017 của Bộ trưởng Bộ y tế về Hướng dẫn phòng, chẩn đoán và xử trí phản vệ.