ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CĂN NGUYÊN GÂY SỐC NHIỄM KHUẨN TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG

Vũ Đình Phú 1,2, Thân Mạnh Hùng 1,2,
1 Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương
2 Trường Đại học Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Sốc nhiễm khuẩn là bệnh lý có tỷ lệ tử vong cao, việc xác định được căn nguyên gây bệnh rất quan trọng trong việc điều trị sớm bằng kháng sinh. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng và xác định căn nguyên gây nhiễm khuẩn huyết dẫn tới sốc nhiễm khuẩn. Phương pháp: Tiến cứu, mô tả các triệu chứng lâm sàng và xác định căn nguyên gây bệnh bằng phương pháp nuôi cấy. Kết quả: Bệnh chủ yếu ở nam giới (71,4%). Tuổi trung bình của nhóm nghiên cứu là 55±15,6 tuổi. 50% bệnh nhân có rối loạn ý thức. Đa số có bất thường về số lượng bạch (61,2%), chỉ số viêm CRP tăng > 40 mg/L (88,2%). Ổ nhiễm khuẩn tiên phát là ổ bụng  (36,7%), hô hấp (26,5%), không rõ ổ nhiễm khuẩn (23,5%). Các căn nguyên gây bệnh là E. coli (chiếm 33,4%), S. suis và K. pneumonia, B. pseudomallei chiếm 13,3%, còn S. aureus và Salmonella là 6,7%. Kết luận: Các chỉ số viêm, toan chuyển hoá là biểu hiện lâm sàng hay gặp. Vi khuẩn gram âm là nguyên nhân gây bệnh chính

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Levinson, A.T., B.P. Casserly, and M. Levy, (2011). Reducing Mortality in Severe Sepsis and Septic Shock. Semin Respir Crit Care Med, 32(02), 195-205.
2. Dellinger, R.P., M.M. Levy, A. Rhodes, et al., (2013). Surviving Sepsis Campaign: International Guidelines for Management of Severe Sepsis and Septic Shock, 2012. Intensive Care Medicine, 39(2), 165-228.
3. Giang, B.T.H., (2016). Nghiên cứu một số thông số huyết động và chức năng tâm thu thất trái ở người bệnh sốc nhiễm khuẩn. Luận văn Tiến sĩ Y học. Đại học Y Hà Nội; .
4. Trần Văn Quý, (2019). Nghiên cứu một số yếu tố tiên lượng tử vong ở người bệnh sốc nhiễm khuẩn điều trị tại bệnh viện bệnh nhiệt đới trung ương. Luận văn Thạc sĩ Y học. Đại học Y Hà Nội;.
5. Beck, V., D. Château, G. Bryson, et al., (2014). Timing of vasopressor initiation and mortality in septic shock: A cohort study. Critical care (London, England), 18, R97.
6. Singer, M., C.S. Deutschman, C.W. Seymour, et al., (2016). The Third International Consensus Definitions for Sepsis and Septic Shock (Sepsis-3). JAMA, 315(8), 801-810.
7. Trần Minh Điển, (2008). Nghiên cứu mối tương quan giữa nồng độ procacitonin huyết tương với mức độ nặng nhiễm khuẩn. Đại học Y Hà Nội;.
8. De Backer, D., J. Creteur, M.-J. Dubois, et al., (2006). The effects of dobutamine on microcirculatory alterations in patients with septic shock are independent of its systemic effects. Critical care medicine, 34(2), 403-408.