MỘT SỐ YẾU TỐ TIÊN LƯỢNG TỬ VONG TẠI NGÀY THỨ 28 TRÊN BỆNH NHÂN SỐC NHIỄM KHUẨN
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Sốc nhiễm khuẩn (SNK) là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu trong các đơn vị hồi sức tích cực với rối loạn sinh lý bệnh đặc trưng là tình trạng suy giảm chức năng đa cơ quan gây ra bởi sự đáp ứng mất điều hòa của cơ thể đối với nhiễm trùng. Việc tiên lượng khả năng tử vong của với một trường hợp bệnh nhân SNK có vai trò quan trọng trong việc đưa ra các quyết định điều trị. Nghiên cứu này nhằm nhận xét khả năng dự đoán tử vong của một số yếu tố trong điều trị tại ngày 28 trên bệnh nhân SNK. Phương pháp: mô tả cắt ngang trên 200 bệnh nhân được chẩn đoán SNK và điều trị tại Trung tâm Hồi sức tích cực Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ tháng 08/2022 đến tháng 07/2023. Kết quả: Trong 200 bệnh nhân được chọn vào nghiên cứu, bệnh nhân nam chiếm 65,5%, bệnh nhân nữ chiếm 34,5%. Tuổi trung bình các bệnh nhân nghiên cứu là 58,27 ± 18,42 tuổi, lớn nhất là 91 tuổi, nhỏ nhất là 18 tuổi, điểm SOFA trung vị là 11 (thấp nhất 4, cao nhất 20), điểm APACHE II trung vị: 18 (thấp nhất 3 cao nhất 47), lactat máu: 3 mmol/l (0,7 – 20mmol/l ) và pro-calcitonin máu: 25,15 ng/ml (0,324–100ng/ml), albumin huyết thanh: 26,3 g/l (11,3 - 45,6 g/l). Trong nghiên cứu, SNK với ổ nhiễm khuẩn khởi phát từ đường hô hấp là chủ yếu với 51% và có tỷ lệ tương vong tương đương với p < 0,05. Điểm SOFA, điểm APACHE II có khả năng dự đoán tử vong ngày thứ 28 với AUC: 0,683 và 0,706. Các chỉ số: pro-calcitonin, lactat máu ít có khả năng dự đoán kết cục tử vong với AUC: 0,557 và 0,623. Nồng độ albumin huyết thanh có khả năng dự đoán kết cục tử vong ngày 28 thấp với AUC: 0,369, tuy nhiên albumin huyết thanh dưới 25g/l là yếu tố nguy cơ của tử vong với OR sống/tử vong: 0,425, p < 0,05. Kết luận: Các thang điểm SOFA, APACHE II đều có khả năng dự đoán tử vong tại ngày 28 trong điều trị SNK, các chỉ số pro-calcitonin, lactat máu có khả năng dự đoán nhưng mức độ thấp. Nồng độ albumin huyết thanh không có khả năng tiên lượng tử vong tại ngày 28. Yếu tố albumin huyết thanh thấp là một yếu tố tiên lượng nặng trong điều trị.
Chi tiết bài viết
Tài liệu tham khảo
2. Kotfis K, Wittebole X, Jaschinski U, et al. A worldwide perspective of sepsis epidemiology and survival according to age: Observational data from the ICON audit. Journal of critical care. 2019;51:122-132.
3. Dronamraju S, Agrawal S, Kumar S, et al. Comparison of PIRO, APACHE IV, and SOFA Scores in Predicting Outcome in Patients with Sepsis Admitted to Intensive Care Unit: A Two-year Cross-sectional Study at Rural Teaching Hospital. Indian Journal of Critical Care Medicine: Peer-reviewed, Official Publication of Indian Society of Critical Care Medicine. 2022; 26(10):1099.
4. Singer M, Deutschman CS, Seymour CW, et al. The third international consensus definitions for sepsis and septic shock (Sepsis-3). Jama. 2016;315(8):801-810.
5. Hà Ngọc Diễm. Khảo sát tình hình tổn thương thận cấp ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn tại bệnh viện đa khoa trung ương cần thơ năm 2017-2019. Tạp chí y dược học Cần Thơ. 2019;
6. Caironi P, Tognoni G, Masson S, et al. Albumin Replacement in Patients with Severe Sepsis or Septic Shock. New England Journal of Medicine. 2014;370(15):1412-1421. doi:10.1056/ NEJMoa1305727
7. Mayr FB, Yende S, Linde-Zwirble WT, et al. Infection rate and acute organ dysfunction risk as explanations for racial differences in severe sepsis. Jama. 2010;303(24):2495-2503.
8. Akirov A, Masri-Iraqi H, Atamna A, Shimon I. Low albumin levels are associated with mortality risk in hospitalized patients. The American journal of medicine. 2017;130(12): 1465. e11-1465. e19.