NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ TÌNH HÌNH TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ BỆNH VIÊM LOÉT DẠ DÀY TÁ TRÀNG TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC SHING MARK

Trần Ngọc Huy 1,, Phạm Việt Mỹ 2, Lê Hữu Phước2
1 Bệnh viện Đại học Y Dược Shing Mark
2 Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Viêm loét dạ dày tá tràng (VLDDTT) là bệnh mạn tính thường gặp, dễ tái phát và có nhiều biến chứng nguy hiểm. Theo Tổ chức y tế thế giới, có khoảng 5-10% dân số thế giới bị VLDDTT, tại Việt Nam, tỉ lệ này khoảng 7% dân số, đây là bệnh lý tiêu hóa đứng thứ hai gây gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Việc điều trị VLDDTT thường gặp nhiều khó khăn, trong đó, việc tuân thủ điều trị của bệnh nhân là vấn đề quan trọng quyết định sự thành công nhưng thường ít được quan tâm trong quá trình điều trị VLDDTT. Mục tiêu nghiên cứu: Khảo sát đặc điểm lâm sàng và đánh giá tình hình tuân thủ điều trị bệnh VLDDTT tại bệnh viện Đại học Y dược Shing Mark. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Bệnh nhân từ 18 tuổi đến khám bệnh VLDDTT tại bệnh viện ĐHYD Shing Mark từ 01/10/2022 đến 31/05/2023. Thiết kế nghiên cứu là mô tả cắt ngang có phân tích, đánh giá tuân thủ điều trị bằng thang điểm MMAS-8. Kết quả: Bệnh nhân có tuổi trung bình 46,5 ± 14, phần lớn là giới tính nữ (62,9%). Triệu chứng chủ yếu là đau bụng và khó tiêu (95,1%). Vị trí tổn thương qua nội soi thường gặp ở hang môn vị (81,6%). Tỉ lệ bệnh nhân nhiễm H. pylori là 39,2%. Tỉ lệ bệnh nhân tuân thủ điều trị là 84,1%. Nhóm bệnh nhân có tiền căn bệnh lý liên quan, giới tính nam và nhiễm H. pylori có tỉ lệ tuân thủ điều trị thấp. Kết luận: Bác sĩ điều trị nên tư vấn kỹ đối với bệnh nhân thuộc nhóm có tỉ lệ tuân thủ điều trị thấp. Cần tăng cường công tác truyền thông để phòng tránh bệnh VLDDTT.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization (2020), "WHO methods and data sources for global burden of disease estimates", WHO 2020. https://cdn.who.int/media/docs/default-source/gho-documents/global-health-estimates/ghe2019_daly-methods.pdf
2. Lê Thị Xuân Thảo (2016), "Tỷ lệ tuân thủ điều trị và yếu tố liên quan trong điều trị tiệt trừ Helicobacter pylori ở bệnh nhân viêm loét dạ dày tá tràng tại bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh", Luận văn Thạc sĩ Dịch vụ Y tế. Đại học Y Dược Thành Phố Hồ Chí Minh.
3. Nguyen Thang (2019), "The Vietnamese Version of the Brief Illness Perception Questionnaire and the Beliefs about Medicines Questionnaire: Translation and Cross-cultural Adaptation", Tropical Medicine & International Health. 24 (12), pp. 1465 – 1474, DOI: 10.1111/tmi.13312
4. Đặng Ngọc Quý Huệ (2018), "Nghiên cứu tỷ lệ kháng Clarithromycin, Levofloxacin của Helicobacter pylori bằng Epsilometer và hiệu quả của phác đồ EBMT ở bệnh nhân viêm dạ dày mạn", Luận án Tiến sĩ Y Học, Trường Đại học Y Dược Huế.
5. Nguyễn Quang Chung, Tạ Long và Trịnh Tuấn Dũng (2007), "Hình ảnh nội soi, mô bệnh học của viêm dạ dày mạn có nhiễm Helicobacter pylori", Tạp chí Khoa học Tiêu hoá Việt Nam. 2(7), tr. 389-394.
6. Kalkan I. H, F Sapmaz and S Guliter (2016), "Severe gastritis decreases success rate of Helicobacter pylori eradication", Wien Klin Wochenschr. 128(9), pp. 329-334, DOI: 10.1007/s00508-015-0896-2
7. Shakya S. S., Bhadari M. and Thapa S. R. (2016), "Medication adherence pattern and factors affecting adherence in Helicobacter pylori eradication therapy", Kathmandu University Medical Journal. 14 (53), pp. 58 – 64, PMID: 27892443
8. Nimish B Vakil MD (2022), "Peptic ulcer disease: Epidemiology, etiology, and pathogenesis", Uptodate Mar 08, 2022. https://www.uptodate.com/contents/peptic-ulcer-disease-epidemiology-etiology-and-pathogenesis