CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ KÉM VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA NGƯỜI DÂN SAU NHIỄM COVID-19 TẠI QUẬN 6 THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

Trịnh Tú Thanh 1, Diệp Từ Mỹ 1,, Võ Ý Lan 1, Trần Nguyễn Minh Thư1, Nguyễn Thị Mỹ Tiên 2
1 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
2 Trung tâm Y tế Quận 6, Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu cắt ngang được thực hiện tháng từ tháng 10/2022 đến tháng 05/2023 nhằm xác định tỷ lệ chất lượng giấc ngủ kém và các yếu tố liên quan của người dân sau nhiễm COVID-19 ít nhất 6 tại địa bàn Quận 6 Thành phố Hồ Chí Minh. Nghiên cứu sử dụng thang đo chất lượng giấc ngủ Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) để đánh giá chất lượng giấc ngủ của người dân. Số liệu được thu thập thông qua bộ câu hỏi cấu trúc phỏng vấn trực tiếp người dân. Có tổng cộng 386 người dân được đưa vào nghiên cứu, độ tuổi trung bình của người dân là 51,98 ± 15,27 tuổi, có chất lượng giấc ngủ kém chiếm 50,5%. Nghiên cứu cho thấy có 8 mối liên quan đến CLGN kém bao gồm nhóm tuổi, trình độ học vấn, sợ suy giảm miễn dịch, sợ di chứng hậu Covid, dùng trà cà phê, tình trạng bệnh, thời điểm mắc bệnh và mức độ mất ngủ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lohsoonthorn V, Khidir H, Casillas G, et al. Sleep quality and sleep patterns in relation to consumption of energy drinks, caffeinated beverages, and other stimulants among Thai college students. Sleep Breath. 2013;17(3):1017-1028. doi:10.1007/s11325-012-0792-1
2. Nelson KL, Davis JE, Corbett CF. Sleep quality: An evolutionary concept analysis. Nurs Forum. 2022;57(1):144-151. doi:10.1111/nuf. 12659
3. Wiersinga WJ, Rhodes A, Cheng AC, Peacock SJ, Prescott HC. Pathophysiology, Transmission, Diagnosis, and Treatment of Coronavirus Disease 2019 (COVID-19): A Review. JAMA. 2020;324(8):782-793. doi:10. 1001/jama.2020.12839
4. Châu, P. N. H. (2017). Chất lượng giấc ngủ và các yếu tố liên quan ở sinh viên hệ chính quy khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh năm 2017. (Khóa luận Tốt nghiệp Bác sỹ Y học Dự phòng). Đại học y dược Tp.HCM, Tp.HCM. doi: http://www.fphhcm.edu.vn/ library/viewref.php?TYPE=TS&STT=2017131
5. Reichert, C. F., Veitz, S., Bühler, M., Gruber, G., Deuring, G., Rehm, S. S.,... Weibel, J. (2021). Wide awake at bedtime? Effects of caffeine on sleep and circadian timing in male adolescents - A randomized crossover trial. Biochem Pharmacol, 191, 114283. doi:10.1016/ j.bcp.2020.114283
6. Margalit, I., Yelin, D., Sagi, M., Rahat, M. M., Sheena, L., Mizrahi, N.,... Yahav, D. (2022). Risk Factors and Multidimensional Assessment of Long Coronavirus Disease Fatigue: A Nested Case-Control Study. Clin Infect Dis, 75(10), 1688-1697. doi:10.1093/cid/ciac283
7. Đức Minh N, Vinh Quốc N. Bước đầu đánh giá tình trạng mất ngủ không thực tổn và một số yếu tố liên quan. VMJ. 2021;499(1-2). doi:10.51298/ vmj.v499i1-2.222
8. Manzar MD, Bekele BB, Noohu MM, et al. Prevalence of poor sleep quality in the Ethiopian population: a systematic review and meta-analysis. Sleep Breath. 2020;24(2):709-716. doi:10.1007/s11325-019-01871-x