KHẢO SÁT HÌNH THÁI VÀ LIÊN QUAN VỚI CẤU TRÚC CẬN BÊN CỦA XOANG BƯỚM TRÊN PHIM CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH ĐA DÃY

Duy Tùng Vũ 1,, Thị Hằng Trần 1
1 Trường Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu; Khảo sát hình thái và liên quan với các cấu trúc cận bên của xoang bướm trên phim chụp cắt lớp vi tính đa dãy (CLVT). Đối tượng và phương pháp: Gồm 60 bệnh nhân (BN) (tuổi từ 18 đến 92), nam chiếm 35/60 (58,3%) và nữ chiếm 25/60 (41,7%) được chụp CLVT đa dãy sọ não tại Bệnh viện Việt Đức Hà Nội, được xử lý bằng phầm mềm Radiant khảo sát dưới 3 mặt phẳng (MP) tái tạo. Chúng tôi khảo sát các loại khí hóa xoang bướm mở rộng: dốc nền, ngách bên, cánh nhỏ, lõm trước và sự lồi, mất thành xương (phơi trần) của các cấu trúc động mạch cảnh trong (ĐMCT), thần kinh thị giác (TKTG), thần kinh hàm trên (TKV2) và thần kinh Vidian (TKVidian) vào xoang bướm. Kết quả: 100% bệnh nhân quan sát được xoang bướm rõ nét trên phim. Tỷ lệ loại khí hóa mở rộng ngách bên và dốc nền đều là 63,3%, loại cánh nhỏ là 30% và loại lõm trước là 20%. Động mạch cảnh trong lồi vào xoang bướm 71,7%, phơi trần 10%. Thần kinh thị giác lồi vào xoang bướm 49,2%, phơi trần 7,5%, Thần kinh hàm trên lồi vào xoang bướm 37,5%, phơi trần 3,3%. Thần kinh vidian lồi vào xoang bướm 44,2%, phơi trần 19,2%. Theo thống kê có sự liên quan giữa khí hóa mở rộng sang bên với lồi ĐMCT (p<0,05), TKV2 (p<0,0001) và TKVidian (p<0,0001); giữa khí hóa mở rộng cánh nhỏ với lồi thần kinh thị giác (p<0,0001). Kết luận: Sự biến đổi hình thái và liên quan của xoang bướm với các cấu trúc cận bên của xoang bướm có xu hướng làm tăng biến chứng phức tạp trong phẫu thuật nội soi vào xoang bướm và các phẫu thuật tuyến yên và vùng quanh yên bằng đường mổ nội soi qua xoang bướm. Điều này đòi hỏi một sự hiểu biết toàn diện về hình thái giải phẫu và liên quan với cấu trúc cận bên xoang bướm.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hewaidi G H and Omami G M. (2008). Anatomic variation of sphenoid sinus and related structures in Libyan population: CT Scan Study. Libyan J Med. AOP. 128-133
2. Rhoton. A (2012). Surgical anatomy of the sellar region, Transphenoidal surgery, Elservier Sanders, Philadelphia, 92 – 119.
3. Jian Wang, Sharatchandra S Bidari, Kohei Inoue, et al. (2010). Extensions of the sphenoid sinus: a new classification. Neurosurgery. 66, 797-816.
4. Hiremath, et al.(2018). Variations in sphenoid sinus pneumatization in Indian population. Indian Journal of Radiology and Imaging.28, 273 -279.
5. Rahmati A et al.(2016). Normal Variations of Sphenoid Sinus and the Adjacent Structures Detected inCone Beam Computed Tomography. J Dent Shiraz Univ Med Sci. 17(1): 32-37.
6. Budu V et al. (2013). The anatomical relations of the sphenoid sinus and their implications in sphenoid endoscopic surgery. Rom J Morphol Embryol. 54, 13 – 16.