KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT CẮT THỰC QUẢN XÂM LẤN TỐI THIỂU TRÊN NHÓM BỆNH NHÂN UNG THƯ BIỂU MÔ VẢY THỰC QUẢN HÓA XẠ TRỊ TIỀN PHẪU TẠI BỆNH VIỆN K

Nguyễn Đức Duy1,2,, Phạm Văn Bình1, Trần Đại Mạnh1, Nguyễn Duy Thanh1, Thái Đức An1, Nguyễn Xuân Hùng3, Kim Văn Vụ1,2
1 Bệnh viện K
2 Trường Đại học Y Hà Nội
3 Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: UTTQ là một trong các bệnh lý ung thư ác tính có tiên lượng xấu. Hóa xạ trị tiền phẫu (HXTTP) sau đó kết hợp với phẫu thuật đã được chứng minh giúp giảm tỷ lệ tái phát, tăng thời gian sống thêm của bệnh, nâng cao tỷ lệ cắt bỏ R0. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiên cứu được thực hiện trên những bệnh nhân được chẩn đoán UTTQ 1/3 giữa – dưới được HXTTP và phẫu thuật nội soi ngực – bụng cắt thực quản nạo vét hạch từ tháng 9/2022 đến tháng 10/2023 tại Khoa Ngoại Bụng I – Bệnh viện K. Kết quả: Với 20 bệnh nhân ung thư thực quản được thực hiện phẫu thuật nội soi ngực- bụng nạo vét hạch hai vùng mở rộng trung thất và ba vùng, chúng tôi ghi nhận tai biến trong mổ ghi nhận 5 trường hợp (25%) rách màng phổi, biến chứng sau mổ ghi nhận 25% bệnh nhân có viêm phổi, 10% tổn thương thần kinh quặt ngược, giải phẫu bệnh sau mổ ghi nhận 45% bệnh nhân không còn phát hiện thấy u, số lượng nạo vét hạch trung bình là 33,5 ± 15,2 hạch. Kết luận: Phẫu thuật nội soi ngực- bụng nạo vét hạch điều trị ung thư thực quản 1/3 giữa – dưới cho nhóm bệnh nhân hóa xạ trị tiền phẫu là khả thi và an toàn với tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật có thể chấp nhận được.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Pennathur A, Gibson MK, Jobe BA, Luketich JD. Oesophageal carcinoma. The Lancet. 2013;381(9864):400-412.
2. Ajani JA, D’Amico TA, Bentrem DJ, et al. Esophageal and Esophagogastric Junction Cancers, Version 2.2023, NCCN Clinical Practice Guidelines in Oncology. J Natl Compr Canc Netw. 2023;21(4): 393-422. doi:10.6004/ jnccn. 2023.0019
3. Japanese Classification of Esophageal Cancer, 11th Edition: part II and III. Esophagus. 2017;14(1):37-65. doi:10.1007/ s10388-016-0556-2
4. Obermannová R, Alsina M, Cervantes A, et al. Oesophageal cancer: ESMO Clinical Practice Guideline for diagnosis, treatment and follow-up. Ann Oncol. 2022;33(10): 992-1004. doi:10.1016/ j.annonc.2022.07.003
5. Ashok A, Niyogi D, Ranganathan P, et al. The enhanced recovery after surgery (ERAS) protocol to promote recovery following esophageal cancer resection. Surg Today. 2020;50(4):323-334. doi:10.1007/s00595-020-01956-1
6. Fang HC, Farah MH, Shiue SJ, et al. Percutaneous endoscopic gastrostomy prior to esophagectomy for esophageal cancer - a systematic review and meta-analysis. Expert Rev Gastroenterol Hepatol. 2022;16(2):155-162. doi:10.1080/17474124.2022.2027754
7. Jiang J, Yu X, Geng G, Liu H. PS01. 130: Video-assisted thoracoscope 3D and 2D mode comparative analysis for esophageal chest surgery. Diseases of the Esophagus. 2018;31(13).
8. Li Z, Li JP, Qin X, et al. Three-dimensional vs two-dimensional video assisted thoracoscopic esophagectomy for patients with esophageal cancer. World Journal of Gastroenterology: WJG. 2015;21(37):10675.
9. Dormand E, Banwell PE, Goodacre TE. Radiotherapy and wound healing. Int Wound J. 2005; 2(2): 112-127. doi: 10.1111/j.1742-4801. 2005.00079.x
10. Arroyo-Hernández M, Maldonado F, Lozano-Ruiz F, Muñoz-Montaño W, Nuñez-Baez M, Arrieta O. Radiation-induced lung injury: current evidence. BMC Pulmonary Medicine. 2021;21(1): 9. doi: 10.1186/s12890-020-01376-4