ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ SỬA CHỮA HOÀN TOÀN KÊNH NHĨ THẤT BÁN PHẦN TẠI VIỆN TIM TPHCM

Ngô Quốc Hùng1,
1 Viện Tim Tp. HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Phẫu thuật triệt để kênh nhĩ thất bán phần được thực hiện cho trẻ bị bệnh tim bẩm sinh có tổn thương cơ bản thông liên nhĩ lỗ tiên phát và hở van nhĩ thất nhằm cải thiện tình trạng hở van của tim, suy tim và giảm tăng áp động mạch phổi. Mục tiêu nghiên cứu đánh giá kết quả sớm, ngắn hạn và trung hạn phẫu thuật triệt để kênh nhĩ thất bán phần tại Viện Tim TPHCM, trong đó đặc biệt chú ý đến hở van nhĩ thất nặng và tăng áp động mạch phổi. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu trên những bệnh nhân được phẫu thuật triệt để kênh nhĩ thất bán phần tại Viện Tim từ tháng 01/2009 đến 6/2019. Mức độ hở van nhĩ thất và áp lực động mạch phổi được ghi nhận trước mổ, ngay sau mổ, một năm và năm năm. Các biến cố kết cục gồm tử vong trong 30 ngày, biến chứng hậu phẫu sớm và còn sống. Kết quả: Có 126 bệnh nhân gồm 73 nam (57,9%), tuổi trung vị 3 tuổi (nhỏ nhất 3 tháng; lớn nhất 16 tuổi). 85 bệnh nhân (67,5%) có hở van nhĩ thất trái nặng trước mổ, 100 bệnh nhân có tăng áp phổi (79,4%) trước mổ. 3 bệnh nhân chết trong 30 ngày đầu (tử vong 2,4%), trong đó 3 bệnh nhân chết do tăng áp động mạch phổi nặng, suy tim. Sau năm, 5 năm có giảm hở van nhĩ thất trái, giảm đường kính thất phải, giảm áp lực động mạch phổi, tỉ lệ tử vong 3/126(2,4%). Kết luận: Tăng áp động mạch phổi nặng, suy tim là một nguyên nhân chính tử vong trong 30 ngày. Hở van nhĩ thất nặng sau mổ. Sửa van nhĩ thất hiện vẫn là thách thức đối với các phẫu thuật viên. Hở van nhĩ thất nặng sau mổ có ảnh hưởng bất lợi đối với tiên lượng của bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Phạm Nguyễn Vinh (2003). "Kênh nhĩ thất". Siêu âm tim và bệnh lý tim mạch, Nhà xuất bản Y Học (tập 1), tr. 79 – 90.
2. El-Najdawi EK, Driscoll DJ, Puga FJ, et al. (2000). "Operation for partial atrioventricular septal defect: a forty-year review". J Thorac Cardiovasc Surg, 119 (5), pp. 880-9; discussion 889-90.
3. Devlin PJ, Backer CL, Eltayeb O, et al. (2016). "Repair of Partial Atrioventricular Septal Defect: Age and Outcomes". Ann Thorac Surg, 102 (1), pp. 170-7.
4. Mery CM, Zea-Vera R, Chacon-Portillo MA, et al. (2019). "Contemporary results after repair of partial and transitional atrioventricular septal defects". J Thorac Cardiovasc Surg, 157 (3), pp. 1117-1127.e4.
5. Waqar T, Riaz MU, Shuaib M (2017). "Surgical repair of partial atrioventricular septal defect". Pak J Med Sci, 33 (2), pp. 285-289.
6. Bowman JL, Dearani JA, Burkhart HM, et al. (2014). "Should repair of partial atrioventricular septal defect be delayed until later in childhood?". Am J Cardiol, 114 (3), pp. 463-7.
7. Al-Hay AA, Lincoln CR, Shore DF, et al. (2004). "The left atrioventricular valve in partial atrioventricular septal defect: management strategy and surgical outcome". Eur J Cardiothorac Surg, 26 (4), pp. 754-61.
8. Chowdhury UK, Airan B, Malhotra A, et al. (2009). "Specific issues after surgical repair of partial atrioventricular septal defect: actuarial survival, freedom from reoperation, fate of the left atrioventricular valve, prevalence of left ventricular outflow tract obstruction, and other events". J Thorac Cardiovasc Surg, 137 (3), pp. 548-555 e2.