DÂY CHẰNG NHÂN TẠO TRONG SỬA VAN HAI LÁ Ở TRẺ EM

Quốc Hưng Đoàn 1, Quang Thiện Lê 2,, Đăng Hùng Nguyễn 2, Sinh Hiền Nguyễn 2, Hoàng Hà Nguyễn 2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Tim Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Kỹ thuật sửa van hai lá sử dụng dây chằng nhân tạo Gore-tex là một trong những kỹ thuật hiệu quả và ngày càng được áp dụng nhiều trong phẫu thuật sửa van hai lá (VHL) trên thế giới. Sau khi Zussa báo cáo công trình thành công đầu tiên sử dụng dây chằng Gore-tex, Tirone David đã phát triển và làm cho kỹ thuật này trở nên phổ biến nhất trong các kỹ thuật sửa van hai lá khi lá van bị sa do đứt, thiếu hoặc dài dây chằng. Nhiều nghiên cứu khác nhau đã báo cáo những kết quảtốt khi sử dụng dây chằng nhân tạo ở người lớn.Gần đây, sử dụng dây chằng nhân tạo trong sửa van hai lá đã được áp dụng rộng rãi ở trẻ em. Hở van hai lá do sa lá trước thường khó sửa chữa. Các kỹ thuật như cắt tam giác, làm ngắn hoặc chuyển vị dây chằng thường phức tạp và có thể không hiệu quả. Kỹ thuật sử dụng dây chằng nhân tạo là một giải pháp tốttránh tối đa phải thay van ở trẻ. Tuy nhiên, độ bền lâu dài và sự thích ứng sinh học của chỉ khâu PTFE khi bệnh nhi tăng trưởng đang còn bàn cãi[1],[2]. Ở Việt Nam việc sử dụng dây chằng nhân tạo trong sửa van hai lá mới được áp dụng tại một số trung tâm lớn. Việc sử dụng dây chằng nhân tạo ở trẻ em còn hạn chế và chưa có báo cáo nào trong nước. Chúng tôi báo cáo một trường hợp lâm sàng sửa van hai lá có sử dụng dây chằng nhân tạo ở trẻ em tại Bệnh viện Tim Hà Nộivào tháng 8 năm 2020.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Zussa C, Frater RWM, Polesel E, Galloni M, Valfré C. Artificial mitral valve chordae: experimental and clinical experience. Ann Thorac Surg 1990; 50:367–73.
2. David T E et al. Chordalreplacement with polytetrafluoroethylene sutures for mitral valve repair: a 25-year experience. J Thorac Cardiovasc Surg 2013; 145:1563-9.
3. Minami K, Kado H, Sai S, Tatewaki H, Shiokawa Y, Nakashima A et al. Midterm results of mitral valve repair with artificial chordae in children. J Thorac Cardiovasc Surg 2005; 129: 336-42.
4. Phan, N. V. (2020). Kết quả phẫu thuật sửa van hai lá trong bệnh barlow tại viện tim tp. Hcm từ 1994 đến 2012. Tạp Chí Phẫu thuật Tim mạch Và Lồng ngực Việt Nam, 7, 17-23.
5. Eishi K, Kawazoe K, Nakano K, Kosakai Y, Sasako Y, Kobayashi J. Long-term results of artificial chordae implantation in patients with mitral valve prolapse. J Heart Valve Dis 1997; 6:594-8.
6. McCarthy JF, Neligan MC, Wood AE. Ten years’ experience of an aggressive reparative approach to congenital mitral valve anomalies. Eur J Cardiothorac Surg. 1996;10:534-9.
7. Oda S, Nakano T, Tatewaki H, Hinokiyama K, Machida D, Kado H. A17-year experience with mitral valve repair with artificial chordae in infantsand children. Eur J Cardiothorac Surg 2013;44: e40-5.
8. Jolanda Kluin, Vladimir Sojaka et al. Fifteen years’ experience with the use of artificial chords for valve reconstruction in children. European Journal of Cardio-Thoracic Surgery, Volume 52, Issue 6, 2017, p1155-1160.