GIẢI PHẪU ĐỘNG MẠCH THẬN TRÊN PHIM CHỤP MẠCH VÀ ỨNG DỤNG TRONG CAN THIỆP NÚT MẠCH CẦM MÁU SAU TÁN SỎI THẬN QUA DA

Trần Quốc Hòa1,2,, Nguyễn Ngọc Ánh2, Trần Xuân Quang1, Trịnh Nam Sơn1, Phan Văn Hậu2, Hoàng Văn Sơn2
1 Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội
2 Trường Đại Học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Động mạch thận có nguyên ủy từ động mạch chủ bụng và  thường chia 2 nhánh trước và sau bể thận để  cấp máu cho các vùng của thận, niệu quản. Đây là động mạch tận và không có các vòng nối với nhau, ngoài chức năng cấp máu nó còn đóng vai trò quan trọng trong các chức năng sinh lý khác như điều hoà huyết áp. Tổn thương chảy máu từ động mạch thận gặp trong nhiều trường hợp như chấn thương thận, dị dạng mạch thận, sau các can thiệp ngoại khoa như sau mổ mở, tán sỏi thận qua da. Sự phát triển của chẩn đoán hình ảnh cho ra đời phương pháp chụp động mạch thận số hoá xoá nền, đánh giá được giải phẫu động mạch thận một cách trực quan, chi tiết. Một ứng dụng của giải phẫu động mạch thận trên phim chụp mạch trong thực tế lâm sàng là can thiệp nút mạch thận chọn lọc cầm máu điều trị biến chứng chảy máu sau tán sỏi thận qua da. Do các nhánh chia của hệ thống động mạch thận trong nhu mô thận không có vòng tiếp nối với nhau nên khi nút tắc nhánh mạch nào thì phần nhu mô thận đó sẽ thiếu máu nuôi. Để bảo tồn tối đa nhu mô thận lành, việc tiếp cận và lựa chọn nút tắc mạch tổn thương càng cần phải chọn lọc. Trong giai đoạn từ 01/2019 đến 05/2023, bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã thực hiện 32 ca nút mạch thận cầm máu điều trị biến chứng chảy máu sau tán sỏi thận qua da. Kết quả cho thấy tổn thương thường gặp nhất là những ổ giả phình mạch với tỉ lệ 62,5%. Keo sinh học là loại vật liệu nút mạch thường được sử dụng nhất (75%). Thời gian nằm viện trung bình là 5,8 ngày. Có 96,9% trường hợp nút mạch thành công sau 1 lần can thiệp, chỉ có 1 trường hợp  (3,1%) cần can thiệp lần 2 và đã thành công sau lần can thiệp thứ 2, cho thấy sự hiệu quả của phương pháp này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Zhaohui H, Hanqi L, Xiongbing L, Caixia Z, Shawpong W, Guohua Z. Analysis of repeated renal arteriography after percutaneous nephrolithotomy. Urolithiasis. 2017;45:495-499.
2. Bookstein JJ, Ernst CB. Vasodilatory and vasoconstrictive pharmacoangiographic manipulation of renal collateral flow. Radiology. 1973;108(1):55-59.
3. Kim HY, Lee KW, Lee DS. Critical causes in severe bleeding requiring angioembolization after percutaneous nephrolithotomy. BMC urology. 2020;20(1):1-7.
4. El-Nahas AR, Shokeir AA, Mohsen T, et al. Functional and morphological effects of postpercutaneous nephrolithotomy superselective renal angiographic embolization. Urology. 2008;71(3):408-412.
5. Skandalakis J, Colborn GL, Weidman TA, Foster R, Kingsnorth A. Skandalakis' surgical anatomy. McGraw Hill Companies, Incorporated; 2004.
6. Nguyễn Quang Quyền (người dịch). Atlas giải phẫu người. Nhà xuất bản Y học. 2020. 2001:342.
7. Uflacker R. Atlas of vascular anatomy: an angiographic approach. 2007.
8. Hoàng Long, Trần Quốc Hòa, Chu Văn Lâm và cộng sự. Kết quả tán sỏi qua da qua đường hầm nhỏ tư thế nằm nghiêng dưới hướng dẫn của siêu âm. Tạp chí nghiên cứu y học. 2020;134(10).
9. Du N, Ma J-Q, Luo J-J, et al. The efficacy and safety of transcatheter arterial embolization to treat renal hemorrhage after percutaneous nephrolithotomy. BioMed research international. 2019;2019
10. Dong X, Ren Y, Han P, et al. Superselective renal artery embolization management of post-percutaneous nephrolithotomy hemorrhage and its methods. Frontiers in Surgery. 2020;7:582261.