ĐẶC ĐIỂM VI KHUẨN HỌC VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ VIÊM TAI GIỮA CẤP TẠI BỆNH VIỆN TRẺ EM HẢI PHÒNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Nghiên cứu được thiết kế hồi cứu mô tả với mục tiêu sau: mô tả một số đặc điểm vi khuẩn gây bệnh và kết quả điều trị của viêm tai giữa cấp (VTGC) tại Bệnh viện Trẻ em Hải Phòng từ tháng 01/2022 đến tháng 6/2022. Nghiên cứu đã phân tích 108 hồ sơ bệnh án VTGC có làm xét nghiệm nuôi cấy định danh vi khuẩn gây bệnh. Có 48/108 ca bệnh mọc vi khuẩn. Kết quả nghiên cứu cho thấy một tỉ lệ lớn các trường hợp vi khuẩn gây bệnh được nuôi cấy định danh là S. pneumoniae (68,7%), theo sau là M. catarrhalis (14,6%) và H. influenzae (8,3%). Với việc sử dụng kháng sinh và các biện pháp điều trị tại chỗ, điều trị hỗ trợ; hầu hết các ca bệnh đều được điều trị khỏi, có 2/108 trường hợp cần chuyển tuyến. Có 10/108 ca bệnh có biến chứng (9,3%), trong đó thường gặp nhất là viêm xương chũm (8,3%), nghe kém (3,7%) và viêm ống tai ngoài lan tỏa (0,93%). VTGC ở trẻ em cần được phát hiện sớm và điều trị đúng để hạn chế các biến chứng và ca bệnh nặng.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
viêm tai giữa cấp; trẻ em; viêm xương chũm; vi khuẩn; S. pneumoniae
Tài liệu tham khảo
2. Hayashi, T., et al., Clinical practice guidelines for the diagnosis and management of acute otitis media in children-2018 update. Auris Nasus Larynx, 2020. 47(4): p. 493-526.
3. Horhat, R., F.R. Horhat, and V. Mocanu, Is Multidrug Resistance in Acute Otitis Media with Streptococcus pneumoniae Associated with a More Severe Disease? Med Princ Pract, 2021. 30(6): p. 571-578.
4. Nagai, K., et al., Antimicrobial susceptibility of Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, and Moraxella catarrhalis clinical isolates from children with acute otitis media in Japan from 2014 to 2017. J Infect Chemother, 2019. 25(3): p. 229-232.
5. Granath, A., et al., Tube associated otorrhea in children with recurrent acute otitis media; results of a prospective randomized study on bacteriology and topical treatment with or without systemic antibiotics. Int J Pediatr Otorhinolaryngol, 2008. 72(8): p. 1225-33.
6. Hoberman, A., et al., Shortened Antimicrobial Treatment for Acute Otitis Media in Young Children. N Engl J Med, 2016. 375(25): p. 2446-2456.
7. de Sévaux, J.L.H., et al., Paracetamol (acetaminophen) or non-steroidal anti-inflammatory drugs, alone or combined, for pain relief in acute otitis media in children. Cochrane Database Syst Rev, 2023. 8(8): p. Cd011534.
8. Taylor, J.A. and J. Jacobs, Homeopathic ear drops as an adjunct to standard therapy in children with acute otitis media. Homeopathy, 2011. 100(3): p. 109-15.
9. Chen, Y.J., et al., Clinical manifestations and microbiology of acute otitis media with spontaneous otorrhea in children. J Microbiol Immunol Infect, 2013. 46(5): p. 382-8.