MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN HỘI CHỨNG CHÂN KHÔNG YÊN Ở BỆNH NHÂN ĐỘT QUỴ CHẢY MÁU NÃO

Đỗ Đức Thuần1,, Nguyễn Đức Thuận1, Phạm Ngọc Thảo1
1 Bệnh viện Quân y 103

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát một số yếu tố liên quan với hội chứng chân không yên ở bệnh nhân đột quỵ não chảy máu não. Phương pháp nghiên cứu: nghiên cứu tiến cứu tại khoa Đột quỵ, Bệnh viện Quân y 103 từ tháng 9 năm 2022 đến tháng 9 năm 2023. Kết quả nghiên cứu: với 186 bệnh nhân đột quỵ chảy máu não có tỷ lệ RLS là 8,6% ở thời điểm 31 ± 7,6 ngày. hút thuốc lá, tiền sử gia đình có người thân cấp 1 bị RLS, BMI và điểm NIHSS cao, chảy máu vùng hạch nền liên quan đến RLS sau đột quỵ. Trong đó có BMI trung bình trên 22,12±2,10 (OR: 1,279; 95%CI: 1,028-1,590; p =0,027) và đột quỵ chảy máu hạch nền (OR: 2,734; 95%CI: 1.669-11,164; p =0,038) có liên quan độc lập với RLS sau đột quỵ. Kết luận: RLS gặp ở 8,6% sau đột quỵ chảy máu não. Hút thuốc lá, có người thân bị RLS, BMI cao, tổn thương vùng hạch nền liên quan RLS sau đột quỵ. Trong đó BMI cao và tổn thương hạch nền có mối liên quan độc lập với RLS

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hasan F., Gordon C., Wu D. et al (2021), "Dynamic Prevalence of Sleep Disorders Following Stroke or Transient Ischemic Attack", Stroke, 52(2), pp. 655-663.
2. Allen R.P., Picchietti D.L., Garcia-Borreguero D. et al (2014), "Restless legs syndrome/Willis-Ekbom disease diagnostic criteria: updated International Restless Legs Syndrome Study Group (IRLSSG) consensus criteria--history, rationale, description, and significance", Sleep Med, 15(8), pp. 860-73.
3. Dhawan V., Ali M., Chaudhuri K.R. (2006), "Genetic aspects of restless legs syndrome", Postgrad Med J, 82(972), pp. 626-9.
4. Schlesinger I., Erikh I., Avizohar O. et al (2009), "Cardiovascular risk factors in restless legs syndrome", Mov Disord, 24(11), pp. 1587-92.
5. Han S.H., Park K.Y., Kim J.M. et al (2019), "Restless legs syndrome is associated with arterial stiffness and clinical outcome in stroke patients", Sleep Med, 60, pp. 219-223.
6. Lin S., Zhang H., Gao T. et al (2018), "The association between obesity and restless legs syndrome: A systemic review and meta-analysis of observational studies", Journal of Affective Disorders, 235, pp. 384-391.
7. Jones R., Cavanna A.E. (2013), "The neurobiology and treatment of restless legs syndrome", Behav Neurol, 26(4), pp. 283-92.
8. Ruppert E., Bataillard M., Namer I.J. et al (2017), "Hyperdopaminergism in lenticulostriate stroke-related restless legs syndrome: an imaging study", Sleep Med, 30, pp. 136-138.