SỰ TĂNG TRƯỞNG CHIỀU RỘNG CUNG RĂNG Ở CÁC GIAI ĐOẠN CỦA TRẺ EM MƯỜNG TỪ 12 ĐẾN 14 TUỔI

Văn Xiêm Vũ 1,, Van Ba Nguyễn 2, Triệu Hùng Đặng 3, Trương Như Ngọc Võ 3, Mạnh Dũng Trương 2
1 Bệnh viện Đa khoa YHCT Hà Nội
2 Học viện Quân Y 103
3 Viện Đào tạo Răng Hàm Mặt

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá sự thay đổi kích thước cung răng của trẻ em người Mường Việt Nam từ 12 đến 14 tuổi. Chất liệu và phương pháp: Nghiên cứu được thực hiện trên 678 Mẫu thạch cao cung răng được lấy từ 226 đối tượng (107 nam; 119 nữ) là trẻ em Mường 12 tuổi trong 3 năm, mỗi năm 1 lần. Các đối tượng nàykhông có dị tật bẩm sinh, có đủ 28 răng vĩnh viễn, không bị mất kích thước răng, trẻ chưa điều trị chỉnh hình răng mặt hay phẫu thuật hàm mặt. Đo đạc kích thước cung răng trên mẫu hàm thạch cao và xác định sự thay đổi kích thước cung răng ở các giai đoạn khác nhau của các đối tượng nghiên cứu. Kết quả: Giai đoạn 12 đến 14 tuổi tất cả chiều rộng cung răng hàm trên của nam và của nữ đều tăng, sự thay đổi từ 0,23 mm đến 1,34 mm, sự thay đổi này có ý nghĩa thống kê (p<0,05). Chiều rộng các cung răng sau trên của nam (R66T tăng 0,67 mm, R77T tăng 1,34 mm) tăng nhiều hơn chiều rộng các cung răng sau trên của nữ (R66T tăng 0,42 mm, R77T cũng tăng 0,42 mm). RTT của nam (tăng 0,42 mm) hàm trên tăng chậm hơn so với RTT của nữ (tăng 0,45 mm). Chiều rộng giữa trên của nam (tăng 0,34 mm) tăng mạnh hơn so với rộng giữa trên của nữ (tăng 0,23 mm). Ở giai đoạn này chiều rộng cung răng hàm dưới của nam và nữ đều tăng, sự thay đổi từ 0,01 mm đến 0,77 mm. sự thay đổi đều có ý nghĩa thống kê (p<0,05). RTD và RGD của nam (tăng 0,03 và 0,01 mm) tăng chậm hơn so với ở nữ (tăng 0,11 và 0,08 mm). Giống giai đoạn khác các chiều rộng cung răng sau dưới (RSD1, RSD2) của nam đều tăng nhanh hơn so với của nữ. Kết luận: Nghiên cứu đã xác định được xu hướng cũng như tốc độ tăng trưởng của cung răng của trẻ em người Mường giai đoạn 12 đến 14 tuổi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Thị Thu Phương, Võ Trương Như Ngọc(2013), Tăng trưởng đầu mặt, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam, tr (103,111)
2. Sillman J. Dimensional changes of the dental arches: longitudinal study from birth to 25 years. Am J Orthod Dentofacial Orthop. 964;50:600-16.
3. Cassidy KM, Harris EF, Tolley EA, Keim RG. Genetic infuence on dental arch form in orthodontic patients. Angle Orthod. 1998;68:445-54.
4. Bishara SE, Jakobsen JR, Treder J, Nowak A. Arch width changes from 6 weeks to 45 years of age. Am J Orthod Dentofacial Orthop. 1997; 111:401-9.
5. Nojima K, McLaughlin RP, Isshiki Y, Sinclair PM. A comparative study of Caucasian and Japanese mandibular clinical arch forms. Angle Orthod. 2001;71:195-200.
6. Lindsten R, Ogaard B, Larsson E, Bjerklin K. Transverse dental and dental arch depth dimensions in the mixed dentition in a skeletal sample from the 14th to the 19th century and Norwegian children and Norwegian Sami children of today. Angle Orthod. 2002;72:439-48.
7. Lê Đức Lánh (2002), Đặc điểm hình thái đầu mặt và cung răng ở trẻ em từ 12 đến 15 tuổi tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận án tiến sỹ y học, Trường Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh, tr.109-116
8. Phạm Cao Phong, Lê Gia Vinh, Võ Trương Như Ngọc (2017), Sự thay đổi kích thước cung răng ở nhóm học sinh người Việt lứa tuổi 11-12, Tạp chí Y Học Việt Nam, tập 455 Số 2, Tr 1-4.