ỨNG DỤNG NGHIỆM PHÁP HANDGRIP TRONG ĐÁNH GIÁ SỨC CƠ TRÊN BỆNH NHÂN CAO TUỔI MẮC SUY TIM MẠN ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ TẠI BỆNH VIỆN THỐNG NHẤT

Trần Hồng Thụy1, Trình Thục Trinh2, Hoàng Văn Quang2, Cao Thanh Ngọc1,3,
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện Thống Nhất
3 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỉ lệ giảm sức nắm bàn tay trên bệnh nhân suy tim mạn cao tuổi điều trị nội trú tại Bệnh viện Thống Nhất. Tìm mối liên quan giữa các đặc điểm lâm sàng và cận lâm sàng (tuổi, giới, chỉ số khối, bệnh đồng mắc, mức độ khó thở theo NYHA, NT-proBNP) trên bệnh nhân suy tim mạn cao tuổi điều trị nội trú với tình trạng giảm sức nắm bàn tay. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, 124 bệnh nhân ≥ 60 tuổi mắc suy tim mạn điều trị nội trú tại Bệnh viện Thống Nhất từ tháng 12/2022 đến tháng 03/2023, được đo sức nắm bàn tay bằng máy điện tử Camry Smedley. Kết quả: Tỉ lệ giảm sức nắm bàn tay trên bệnh nhân cao tuổi mắc suy tim mạn là 78% trong đó nam 50%, nữ 47%. Tỉ lệ giảm sức nắm bàn tay theo nhóm tuổi 60 – 69 tuổi là 26%; 70 – 79 tuổi là 33%; ≥ 80 tuổi là 38%. Các yếu tố liên quản đến giảm sức nắm bàn tay bệnh nhân cao tuổi mắc suy tim mạn là tuổi: khi tăng 1 tuổi thì nguy cơ giảm sức nắm bàn tay tăng 1,09 lần (ĐTC 95%: 1,02 – 1,16; p = 0,013), chỉ số khối cơ thể: nguy cơ giảm sức nắm bàn tay ở người cao tuổi thừa cân bằng 0,33 lần so với nhóm có BMI cân đối (ĐTC 95%: 0,12 – 0,92; p = 0,034), phân độ NYHA: bệnh nhân NYHA III có nguy cơ giảm sức nắm bàn tay gấp 3,64 lần so với nhóm NYHA II (ĐTC 95%: 1,34 – 9,87; p = 0,011). Kết luận: Tỉ lệ giảm sức nắm bàn tay trên bệnh nhân cao tuổi mắc suy tim mạn là 78%. Tuổi cao, chỉ số khối cơ thể, phân độ suy tim NYHA là các yếu tố liên quan đến giảm sức nắm bàn tay ở bệnh nhân cao tuổi mắc suy tim mạn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Ngọc Tâm. Nghiên cứu áp dụng một số phương pháp sàng lọc sarcopenia ở người bệnh cao tuổi. Luận án tiến sĩ Y học. Đại học Y Hà Nội. 2020
2. Đặng Thanh Huyền. Nghiên cứu tình trạng hạn chế chức năng và các bệnh lý đi kèm trên người cao tuổi suy tim mạn nội viện. Luận văn thạc sĩ Dược học. Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh. 2017
3. Trần Đăng Khương. Khảo sát tỉ lệ và tiên lượng ngắn hạn của thiếu cơ ở người bệnh cao tuổi có bệnh lý tim mạch nội viện. Luận án bác sĩ nội trú. Đại học Y dược TP. HCM. 2019
4. Yamamoto S, Yamasaki S, Higuchi S, et al. Prevalence and prognostic impact of cognitive frailty in elderly patients with heart failure: sub-analysis of FRAGILE-HF. ESC Heart Fail. 2022; 9(3): 1574-1583. doi: 10.1002/ehf2.13844
5. Parahiba SM, Spillere SR, Zuchinali P, et al. Handgrip strength in patients with acute decompensated heart failure: Accuracy as a predictor of malnutrition and prognostic value. Nutrition. 2021; 91-92: 111352. doi: 10.1016/ j.nut.2021.111352
6. Souza MB, Souza Andrade AC, Lustosa Torres J, et al. Nationwide handgrip strength values and factors associated with muscle weakness in older adults: findings from the Brazilian Longitudinal Study of Aging (ELSI-Brazil). BMC Geriatr. 2022; 22(1): 1005. doi: 10.1186/s12877-022-03721-0
7. Jeong SM, Choi S, Kim K, et al. Association among handgrip strength, body mass index and decline in cognitive function among the elderly women. BMC Geriatr. 2018; 18(1): 225. doi: 10.1186/s12877-018-0918-9
8. Duarte RP, Gonzalez MC, Oliveira JF, et al. Is there an association between the nutritional and functional parameters and congestive heart failure severity? Clin Nutr. 2021; 40(5): 3354-3359. doi: 10.1016/j.clnu.2020.11.008