TỈ LỆ BIẾN CHỨNG SỚM SAU CẤY MÁY TẠO NHỊP VĨNH VIỄN VÀ CÁC YẾU TỐ LIÊN QUAN Ở BỆNH NHÂN ≥ 80 TUỔI TẠI BỆNH VIỆN NHÂN DÂN 115
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Đặt vấn đề: Số người cao tuổi ở Việt Nam tăng trong những năm gần đây. Tuổi cao làm thoái hóa hệ thống tạo nhịp và dẫn truyền trong tim gây rối loạn nhịp tim chậm cần cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn. Tuy nhiên dân số bệnh nhân cao tuổi thường có nhiều bệnh lí phối hợp sẽ ảnh hưởng đến kết quả cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn. Mục tiêu: Khảo sát tỉ lệ biến chứng sớm sau cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn và các yếu tố liên quan ở bệnh nhân ≥ 80 tuổi. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu hồi cứu mô tả hàng loạt ca trên 105 bệnh nhân ≥ 80 tuổi đã được cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn điều trị rối loạn nhịp tim chậm tại Bệnh viện Nhân Dân 115 từ 01/01/2018 đến 31/12/2022. Kết quả: Tỉ lệ biến chứng sớm là 5,7%, trong đó có 4 ca tụ máu ổ máy (3,81%), 2 ca di lệch dây điện cực (1,90%). Không ghi nhận trường hợp nào tràn khí màng phổi, tràn máu màng phổi, tràn máu màng ngoài tim hay tử vong. BMI là yếu tố có liên quan đến các biến chứng sớm sau cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn (OR 13,13; p = 0,01). Kết luận: Cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn là một thủ thuật tương đối an toàn ở bệnh nhân cao tuổi rối loạn nhịp chậm. Tỉ lệ biến chứng sớm là 5,71% thường gặp là tụ máu ổ máy và di lệch dây điện cực. BMI thấp tăng nguy cơ xảy ra các biến chứng sớm sau cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
rối loạn nhịp chậm, người cao tuổi, cấy máy tạo nhịp vĩnh viễn, biến chứng sớm. Viết tắt: BMI: Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể)
Tài liệu tham khảo
2. Balla Cristina, Malagu’ Michele, Fabbian Fabio, et al. Prognosis after pacemaker implantation in extreme elderly. European Journal of Internal Medicine. 2019;65:37-43.
3. Goel R. Device Pocket Challenges in Elderly and Thin Individuals. Cureus. 2021;13(1):e12902.
4. Link M. S., Estes N. A., 3rd, Griffin J. J., et al. Complications of dual chamber pacemaker implantation in the elderly. Pacemaker Selection in the Elderly (PASE) Investigators. Journal of interventional cardiac electrophysiology: an international journal of arrhythmias and pacing. 1998; 2(2):175-9.
5. Mandawat Anant, Curtis Jeptha P., Mandawat Aditya, Njike Valentine Y., Lampert Rachel. Safety of Pacemaker Implantation in Nonagenarians. Circulation. 2013;127(14):1453-1465.
6. Mond H. G., Proclemer A. The 11th world survey of cardiac pacing and implantable cardioverter-defibrillators: calendar year 2009--a World Society of Arrhythmia's project. Pacing and clinical electrophysiology: PACE. 2011;34(8): 1013-27.
7. Ozcan K. S., Osmonov D., Altay S., et al. Pacemaker implantation complication rates in elderly and young patients. Clinical interventions in aging. 2013;8:1051-4.
8. Stevenson R. T., Lugg D., Gray R., Hollis D., Stoner M., Williams J. L. Pacemaker implantation in the extreme elderly. Journal of interventional cardiac electrophysiology: an international journal of arrhythmias and pacing. 2012;33(1):51-8.