THỰC TRẠNG MẤT RĂNG VÀ PHỤC HÌNH RĂNG ĐÃ MẤT TRÊN BỆNH NHÂN ĐIỀU TRỊ TỔNG QUÁT TẠI KHOA RĂNG HÀM MẶT – ĐẠI HỌC Y DƯỢC TPHCM

Dương Thu Hương1,, Trần Ngọc Phương Thanh1, Trương Phạm Bích Thủy1, Phạm Thị Ngân Bình1, Lê Thị Cẩm Tú1
1 Đại Học Y Dược TP.HCM

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Hiện nay, sâu răng và nha chu là hai trong số những bệnh răng miệng phổ biến nhất ở Việt Nam cũng như các nước trên thế giới, bệnh có thể xuất hiện từ rất sớm ngay sau khi mọc răng và nếu không được điều trị kịp thời sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm. Một trong những hậu quả của nó là tình trạng mất răng. Mục tiêu: Đánh giá thực trạng mất răng và điều trị phục hình trên đối tượng bệnh nhân đến khám và điều trị tổng quát tại khoa Răng Hàm Mặt – Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh. Phương pháp nghiên cứu: Đây là nghiên cứu cắt ngang mô tả, hồi cứu hồ sơ của 595 bệnh nhân đến khám và điều trị nha khoa tổng quát tại khoa Răng Hàm Mặt – Đại học Y Dược Tp.HCM từ tháng 1 năm 2017 đến tháng 7 năm 2020. Tiêu chí chọn mẫu là bệnh nhân có tuổi từ 20 đến 80 tuổi, đồng ý tham gia điều trị nha khoa tổng quát. Số liệu được nhập và xử lý bằng phần mềm Stata 2.0. Kết quả: Trong nghiên cứu này, số lượng bệnh nhân nam chiếm 42,69% (254 bệnh nhân), bệnh nhân nữ chiếm 57,31% (341 bệnh nhân). Tỉ lệ mất răng tăng dần theo độ tuổi. Trong đó, tỉ lệ mất răng cao nhất ở nhóm trên 45 tuổi (99,0%), thấp nhất ở nhóm tuổi 18 – 22 tuổi (40,63%). Tình trạng mất răng ở các nhóm tuổi có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). Trong tổng số bệnh nhân Nha khoa tổng quát có nhu cầu điều trị phục hình, nhu cầu phục hình mão răng chiếm nhiều nhất (32%), tiếp đến là nhu cầu điều trị phục hình tháo lắp bán phần nền nhựa (27%); nhu cầu điều trị các loại phục hình khác (implant, inlay, onlay,…) chiếm tỉ lệ thấp nhất (2%). Kết luận: Tình trạng mất răng và nhu cầu điều trị phục hình ở các bệnh nhân trên 18 tuổi còn cao, đặc biệt là lứa tuổi trên 45 tuổi. Điều này đặt ra một thách thức cho công tác tuyên truyền vệ sinh răng miệng và điều trị răng miệng cộng đồng

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. World Health Organization. (2022). Global oral health status report: towards universal health coverage for oral health by 2030. In Global oral health status report: towards universal health coverage for oral health by 2030.
2. Nguyễn Bùi Bảo Tiên, Nguyễn Thùy Trang (2023). Tình trạng mất răng, phục hình răng, nhu cầu và yêu cầu điều trị ở người cao tuổi tại trung tâm y tế quận thanh khê và quận hải châu-thành phố đà nẵng. Tạp chí y dược học Cần Thơ, (58), 210-216.
3. Lê Thị Thu Hải, Lê Thị Thu Hà, Nguyễn Thị Hồng Minh (2022). Tình trạng mất răng và nhu cầu điều trị phục hình ở người cao tuổi tại bệnh viện trung ương quân đội 108 năm 2020. Tạp chí Y học Việt Nam, 1, 16-19.
4. Đào Thị Dung, Trần Ngọc Sơn (2016). Thực trạng mất răng và phục hình răng đã mất của người cao tuổi quận Cầu Giấy, Hà Nội. Tạp chí Khoa học ĐHQGHN: Khoa học Y Dược, 32(6), 106-110.
5. Russell, S. L., Gordon, S., Lukacs, J. R., & Kaste, L. M. (2013). Sex/Gender differences in tooth loss and edentulism: historical perspectives, biological factors, and sociologic reasons. Dental Clinics, 57(2), 317-337.
6. Nguyễn Mạnh Minh (2007). Đánh giá tình trạng mất răng và nhu cầu phục hình cố định ở người trưởng thành tại Hà Nội năm 2006-2007”, Luận văn thạc sĩ y học, Đại học Y Hà Nội, 1-3.
7. Đồng Thị Mai Hương, Vũ Thị Hiền (2021). Nghiên cứu tình trạng mất răng và nhu cầu điều trị phục hình ở người cao tuổi tại khoa răng hàm mặt bệnh viện đại học y Hải Phòng. Tạp chí Y học Việt Nam, 503 (2), 127-133.
8. Österberg, T., Carlsson, G. E., Sundh, V., & Mellström, D. (2008). Number of teeth–a predictor of mortality in 70‐year‐old subjects. Community dentistry and oral epidemiology, 36(3), 258-268.