NGHIÊN CỨU KẾT CỤC LÂM SÀNG SAU ĐÓNG LUỒNG THÔNG Ở BỆNH NHÂN TĂNG ÁP ĐỘNG MẠCH PHỔI DO THÔNG LIÊN NHĨ, THÔNG LIÊN THẤT VÀ CÒN ỐNG ĐỘNG MẠCH

Bùi Minh Trạng1, Nguyễn Trung Quốc1, Lê Phát Tài1,
1 Viện Tim TP.Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Can thiệp đóng luồng trái-phải bằng phẫu thuật hay thủ thuật qua da ở bệnh nhân thông liên nhĩ, thông liên thất và còn ống động mạch tại Việt Nam cũng như các quốc gia có thu nhập thấp hay trung bình thường được thực hiện khi bệnh đã tăng áp động mạch phổi nặng. Dữ liệu về các thông số huyết động phổi ảnh hưởng đến kết cục lâm sàng ở  những bệnh nhân này vẫn còn hạn chế. Mục tiêu: Đánh giá kết cục lâm sàng ngắn hạn và dài hạn sau can thiệp đóng luồng thông trái-phải bằng thủ thuật hay phẫu thuật ở bệnh nhân tăng áp ĐMP nặng do TLN, TLT và COĐM. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu đoàn hệ hồi cứu và tiến cứu các trường hợp TLN, TLT và COĐM có tăng áp ĐMP được thông tim đo kháng lực mạch máu phổi trước khi can thiệp đóng luồng trái-phải bằng phẫu thuật hay thủ thuật qua da từ tháng 4/2017 đến 4/2022 tại Viện Tim TP.Hồ Chí Minh. Đường cong Kaplan-Meier, hồi quy Cox với hiệu chỉnh Firth và kiểm định log-rank được dùng để phân tích. Kết quả: Tổng số có 110 bệnh nhân liên tiếp (tuổi trung bình 35,59 ± 15,47; 70,90% nữ) trong đó TLN chiếm 67,3% (74 bệnh nhân), COĐM 19,10% (21 bệnh nhân), TLT 10% (11 bệnh nhân) và bệnh có luồng thông kết hợp 3,6 % (4 bệnh nhân). Phẫu thuật đóng luồng thông chiếm 74,55% trường hợp. Tử vong sớm (trong thời gian nằm viện) chiếm 5,45% (6 bệnh nhân). Tỷ lệ sống còn (cộng dồn) của bệnh nhân sau 1 tháng, 1 năm và 3 năm lần lượt là 94,5%, 91,8% và 89,1%. Thời gian sống còn trung bình của bệnh nhân sau đóng luồng thông là 33,40 ± 0,87 tháng và khoảng tin cậy 95%: 31,69-35,11. Kết luận: Tỷ lệ sống còn (cộng dồn) sau đóng luồng thông ở bệnh nhân tăng áp ĐMP nặng do thông liên nhĩ, thông liên thất và còn ống động mạch sau 1 tháng, 1 năm và 3 năm lần lượt là 94,5%, 91,8% và 89,1%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Arafuri N, Murni IK, Idris NS, et al. Survival of Left-to-Right Shunt Repair in Children with Pulmonary Arterial Hypertension at a Tertiary Hospital in a Low-to-Middle-Income Country. Global Heart. 2021;16(1):25. doi:10.5334/gh.831
2. Xi SB, Wang SS, Qian MY, Xie YM, Li JJ, Zhang ZW. Predictors of operability in children with severe pulmonary hypertension associated with congenital heart disease. Chinese medical journal. Apr 5 2019;132(7):811-818. doi:10.1097/ cm9.0000000000000145
3. Manes A, Palazzini M, Leci E, Bacchi Reggiani ML, Branzi A, Galiè N. Current era survival of patients with pulmonary arterial hypertension associated with congenital heart disease: a comparison between clinical subgroups. European heart journal. Mar 2014; 35(11): 716-24. doi:10.1093/ eurheartj/ eht072
4. Vijarnsorn C, Durongpisitkul K, Chungsomprasong P, et al. Contemporary survival of patients with pulmonary arterial hypertension and congenital systemic to pulmonary shunts. PloS one. 2018;13(4): e0195092. doi: 10.1371/journal.pone.0195092
5. Gan HL, Zhang JQ, Zhou QW, Feng L, Chen F, Yang Y. Patients with congenital systemic-to-pulmonary shunts and increased pulmonary vascular resistance: what predicts postoperative survival? PloS one. 2014;9(1):e83976. doi:10. 1371/ journal.pone.0083976