TỈ LỆ MẮC BỆNH VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN CỦA BỆNH NẤM NÔNG TRÊN CÁC BỆNH NHÂN ĐẾN KHÁM TẠI BỆNH VIỆN DA LIỄU TRUNG ƯƠNG TRONG GIAI ĐOẠN 2017-2019
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: xác định tỉ lệ mắc bệnh và các yếu tố liên quan của bệnh nấm nông trên các bệnh nhân đến khám tại bệnh viện da liễu trung ương. Phương pháp nghiên cứu: mô tả cắt ngang trên các bệnh nhân có biểu hiện lâm sàng nghi ngờ nhiễm nấm nông đến khám tại bệnh viện da liễu trung ương trong giai đoạn từ tháng 1/2017 đến tháng 12/2019. Kết quả: Tỉ lệ bệnh nhân có soi tươi dương tính với nấm là 14,75%, trong đó nấm Dermatophyte chiếm tỉ lệ cao nhất với 69,3%. Đứng thứ hai là nấm Malssezia với tỉ lệ 25,3%, còn lại là nấm Candida với tỉ lệ 5,5%. Định danh đến mức độ loài cho thấy T. rubrum, T. mentagrophytes, M. glabrata và C. albican là các chủng nấm hay gặp nhất. Tỉ lệ mắc bệnh nấm nông gặp ở nam nhiều hơn nữ. Độ tuổi có tỉ lệ mắc bệnh cao nhất là từ 20 – 29 tuổi. Bệnh có xu hướng gia tăng nhiều nhất vào khoảng tháng 3–4 và tháng 8-9. Kết luận: Nhiễm nấm nông là một bệnh rất thường gặp với tỉ lệ 14,75%, gặp ở nam nhiều hơn nữ, trong nhóm tuổi từ 20-29, có xu hướng gặp nhiều vào tháng 3,4 và tháng 8,9. Căn nguyên thường gặp là nhiễm nấm Dermatophytes với chủng T. rubrum và T. mentagrophytes.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh nấm nông, Dermatophytes, Malassezia, Candida.
Tài liệu tham khảo
2. Urban K. et al (2021). The global, regional, and national burden of fungal skin diseases in 195 countries and territories 2017. JAAD International, 2, pp 22-27
3. Nguyễn Hữu Sáu (2010). Nghiên cứu tình hình, đặc điểm bệnh nấm nông và kết quả xét nghiệm soi nấm trực tiếp tại Khoa xét nghiệm Bệnh viện Da liễu Trung Ương. Tạp chí Y học thực hành, 732(9), tr 8-11.
4. Huỳnh Quốc Tuấn và cộng sự (2019). Nghiên cứu tình hình nhiễm nấm da-niêm mạc ở người tại Bệnh viện Phong-Da liễu Trung Ương Quy Hòa từ năm 2015 đến năm 2018. Tạp chí y dược lâm sàng 108, 14(1), tr 64-69.
5. Tôn Nữ Phương Anh và cộng sự (2012). Nghiên cứu tình hình bệnh nấm ở da của các bệnh nhân đến xét nghiệm tại Khoa ký sinh trùng Bệnh viện Trường Đại học y dược Huế. Tạp chí Y dược học-Trường Đại học Y Dược Huế, 10, tr 76-85