NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VÀ KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ BỆNH THỦY ĐẬU BẰNG ZINCPASTE TẠI PHÒNG KHÁM CHUYÊN KHOA DA LIỄU FOB CẦN THƠ NĂM 2020-2021
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị bệnh thủy đậu bằng Zincpaste tại Phòng khám chuyên khoa Da liễu FOB Cần Thơ năm 2020-2021. Đối tượng và phương pháp: Phương pháp nghiên hàng loạt ca trên 60 bệnh nhân mắc bệnh thủy đậu điều trị ngoại trú tại Phòng khám Da liễu FOB Cần Thơ năm 2020 – 2021. Kết quả: Nhóm tuổi 20-39 tuổi thường gặp nhất (67,24%), tỉ lệ thấp nhất là nhóm 6 tháng – 5 tuổi (3,45%), chưa ghi nhận được nhóm < 6 tháng tuổi và nhóm > 60 tuổi. Có tiền sử tiếp xúc với người mắc thủy đậu trước đó chiếm tỷ lệ cao (44,83%), thấp nhất là nhóm không xác định được (15,52%). Nhóm chưa chủng ngừa chiếm tỷ lệ cao nhất (50%), thấp nhất là nhóm chủng ngừa không đúng (1,72%). Triệu chứng cơ năng ngứa chiếm tỷ lệ cao nhất (75,86%). Triệu chứng toàn thân: sốt chiếm tỷ lệ cao nhất (70,69%), kế đến là nhóm mệt mỏi (55,17%). Thương tổn cơ bản: nhóm mụn nước, mụn nước rốn lõm chiếm tỷ lệ cao nhất (98,28%), thấp nhất là nhóm sẹo (1,72%). Vị trí sang thương gặp ở thân mình chiếm tỷ lệ cao nhất (98,28%). Sau 5 ngày, có 67,24% bệnh đáp ứng tốt, 32,76% đáp ứng khá. Sau 10 ngày, có 82,76% bệnh đáp ứng tốt, 17,24% đáp ứng khá. Sau 15 ngày, 100% bệnh nhân đáp ứng tốt. Số lần thoa thuốc ≥ 2 lần cho đáp ứng điều trị tốt hơn thoa <2 lần/ngày, mối tương quan này có ý nghĩa thống kê. Qua các tuần điều trị không ghi nhận bất kì tác dụng không mong muốn nào. Kết luận: Bệnh cải thiện dần trong quá trình điều trị, người bệnh nên tuân thủ phát đồ điều trị theo bác sĩ chuyên khoa hướng dẫn để đạt kết quả tốt và tránh các biến chứng. Đáp ứng điều trị có liên quan đến số lần sử dụng thuốc bôi tại chỗ, cần tư vấn bệnh nhân sử dụng thuốc bôi ≥ 2 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Ghi nhận Zincpaste cho kết quả tốt trong điều trị thủy đậu, thuốc bôi tại chỗ không ghi nhận tác dụng phụ.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Bệnh thủy đậu, đặc điểm lâm sàng, kết quả điều trị, Zinspate
Tài liệu tham khảo
2. Quách Thị Hà Giang (2011), “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và hiệu quả điều trị bệnh thủy đậu bằng uống acyclovir”, Luận văn bác sĩ nội trú bệnh viện, Đại học Y Hà Nội.
3. Nguyễn Duy Hưng (2017), “Bệnh thủy đậu”, Bệnh học Da liễu (Sách đào tạo sau đại học), NXB Y học, Hà Nội, tr. 85-93.
4. Nguyễn Văn Kính (2011), “Bệnh thủy đậu”, Bài giảng bệnh Truyền nhiễm, Nhà xuất bản Y học, Hà Nội,tr: 273-279.
5. Nguyễn Văn Mùi, Nguyễn Hoàng Tuấn, Trịnh Thị Xuân Hòa (2008), “Bệnh thủy đậu”, Bệnh Truyền nhiễm và Nhiệt đới, Nhà xuất bản Y học, tr. 166-171.
6. Đoàn Thu Nga (2016), "Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, các yếu tố liên quan và kết quả điều trị bệnh thủy đậu bằng uống Acyclovir tại Bệnh viện Da liễu Cần Thơ năm 2015 - 2016", Luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa, Trường Đại học Y Dược Cần Thơ.
7. Đặng Thị Như Nguyệt, Đoàn Thị Diệp Ngọc (2010), “Đặc điểm lâm sàng bệnh thủy đậu trẻ em tại bệnh viện Nhi đồng I “ Tạp chí Y học Thành phố Hồ Chí Minh, tập 14, tr. 367-371.
8. Dương Văn Thanh, Lê Thị Lựu (2015), “Nghiên cứu đặc điểm bệnh thủy đậu ở bệnh nhân điều trị tại khoa truyền nhiễm bệnh viện đa khoa trung ương Thái Nguyên từ 2013 – 2015”, Tạp chí Y học Việt Nam.