MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ NHIỄM KHUẨN HÔ HẤP CẤP NẶNG NHIỄM VIRUS HỢP BÀO HÔ HẤP TẠI KHOA HỒI SỨC TÍCH CỰC - CHỐNG ĐỘC BỆNH VIỆN SẢN NHI NGHỆ AN

Ngô Anh Vinh1,, Nguyễn Hùng Mạnh2
1 Bệnh viện Nhi Trung ương
2 Bệnh viện Sản Nhi Nghệ an

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Tìm hiểu một số yếu tố liên quan đến kết quả điều trị nhiễm khuẩn hô hấp cấp nặng nhiễm virus hợp bào hô hấp (RSV) tại khoa Hồi sức  tích cực - chống độc, Bệnh viện Sản nhi Nghệ an. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: 78 bệnh nhân được chẩn đoán NKHHC nặng có nhiễm RSV điều trị tại khoa Hồi sức tích cực - chống độc Bệnh viện Sản Nhi Nghệ An. Kết quả: Nhóm tuổi dưới 6 tháng chiếm đa số (84,6%) và nam gặp nhiều hơn nữ. NKHHC nặng chiếm 73,1% và mức độ rất nặng chiếm 26,9%. Về kết quả điều trị, tỷ lệ bệnh nhân tử vong là 6,4%. Nhóm bệnh nhân có suy đa tạng có nguy cơ tử vong cao gấp 35,43 lần so với nhóm không có suy đa tạng với (95% CI: 3,46-362,86; p =0,001). Nhóm bệnh nhân có biểu hiện sốc có nguy cơ tử vong cao hơn 42 lần so với nhóm không có biểu hiện sốc (95% CI: 4,02-438,57; p = 0,001). Bệnh nhân có nồng độ prothrombin < 70% có nguy cơ tử vong cao gấp 65 lần (95% CI: 5,82-725,69; p = 0,00). Bệnh nhân có nồng độ albumin ≤ 30 g/l có nguy cơ tử vong cao gấp 88 lần (95% CI: 7,38-1048; p = 0,00). Bệnh nhân có nồng độ lactat máu > 2,5 mmol/l thì có nguy cơ tử vong cao gấp 20,4 lần (2,06 - 202,21; p = 0,006). Kết luận: Các yếu tố liên quan đến nguy cơ tử vong ở bệnh nhân NKHHC nặng có nhiễm RSV là: suy đa tạng, sốc,  nồng độ albumin < 30 g/l, lactat > 2,5 mmol/ và prothrombin <70%.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Shi T, McAllister DA, O'Brien KL et al (2017). Global, regional, and national disease burden estimates of acute lower respiratory infections due to respiratory syncytial virus in young children in 2015: a systematic review and modelling study. Lancet; 390 (10098):946-958.
2. Harish N et al (2013). Global and regional burden of hospital admissions for severe acute lower respiratory infections in young children in 2010: a systematic analysis.Lancet, 381(9875): 1380-1390.
3. Assies R, Snik I, Kumwenda M, et al (2022). Etiology, Pathophysiology and Mortality of Shock in Children in Low (Middle) Income Countries: A Systematic Review. J Trop Pediatr; 68(4):fmac053.
4. Nguyễn Tuấn Anh, Phạm Văn Thắng (2021). Dịch tễ lâm sàng nhiễm khuẩn hô hấp cấp nặng do virus hợp bào hô hấp tại khoa Điều trị tích cực Bệnh viện Nhi trung ương. Tạp chí Nhi khoa, 14(3): 35-41.
5. Ogunbayo AE, Mogotsi MT, Sondlane H, et al (2022). Pathogen Profile of Children Hospitalised with Severe Acute Respiratory Infections during COVID-19 Pandemic in the Free State Province, South Africa. Int J Environ Res Public Health, 19(16):10418.
6. Fitzner J, Qasmieh S, Mounts AW, et al (2018). Revision of clinical case definitions: influenza-like illness and severe acute respiratory infection. Bull World Health Organ; 96(2):122-128.
7. El Kholy AA, Mostafa NA, El-Sherbini SA, et al (2013). Morbidity and outcome of severe respiratory syncytial virus infection. Pediatr Int Off J Jpn Pediatr Soc; 55(3):283-288.
8. Kang J, Lee J, Kim Y, et al (2019). Pediatric intensive care unit admission due to respiratory syncytial virus: Retrospective multicenter study. Pediatr Int; 61(7):688-696.
9. Lee MW, Goh AE (2021). Mortality in children hospitalised with respiratory syncytial virus infection in Singapore. Singapore Med J., 62(12):642-646.