THỰC TRẠNG SỬ DỤNG CÁC NHÓM THUỐC NỀN TẢNG TRONG ĐIỀU TRỊ SUY TIM MẠN TÍNH CÓ PHÂN SUẤT TỐNG MÁU GIẢM TẠI KHOA KHÁM BỆNH - BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Phan Đình Phong1,2,, Phạm Thị Mai Hương1, Đặng Việt Phong1, Nguyễn Ngọc Quang1,2
1 Bệnh viện Bạch Mai
2 Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nằm đánh giá thực trạng điều trị các thuốc nền tảng trên bệnh nhân suy tim có phân suất tống máu thất trái giảm (HFrEF) tại Khoa khám bệnh - Bệnh viện Bạch Mai. Kết quả: Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị với đầy đủ 4, hoặc 3, hoặc 2 hoặc 1 nhóm thuốc nền tảng lần lượt là 55,3%, 34,0%, 9,1% và 1,6%. Tỷ lệ bệnh nhân được điều trị bằng thuốc ức chế hệ renin-angiotensin (RASi), chẹn beta (BB), chất đối kháng aldosteron (MRA) và chất ức chế SGLT2 (SGLT2i) khá cao, tuy không đạt 100%, lần lượt là 96,8%, 76,3%, 87,7%, 82,6%. Lý do chính dẫn đến việc người bệnh không được chỉ định SGLT2i và RASi là do điều kiện kinh tế (86,4% và 62,5% trong số các trường hợp không được kê đơn), trong khi ở nhóm MRA là do tác dụng phụ (51,6%) và ở nhóm BB là do có chống chỉ định (46,7%). Tỉ lệ bệnh nhân đạt liều đa theo khuyến cáo khi được điều trị bằng SGTL2i và MRA là 100% và 68%, trong khi tỉ lệ này với RASi và BB chỉ là 3,7% và 3,1%. Nguyên nhân chính khiến bệnh nhân không đạt liều tối ưu các thuốc là không dung nạp khi tăng liều (huyết áp thấp có triệu chứng, suy thận tiến triển, tăng Kali máu). Kết luận: Phần lớn bệnh nhân HFrEF đã được điều trị với 3-4 nhóm thuốc nền tảng theo các khuyến cáo hiện hành, tuy nhiên tỷ lệ đạt liều tối ưu chưa cao. Tác dụng không mong muốn, chống chỉ định và yếu tố chi phí là những nguyên nhân chính cản trở việc tối ưu điều trị.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Lân Việt, Phạm Gia Khải, Nguyễn Thị Thu Hoài, Phạm Việt Tuân, Phạm Mạnh Hùng. Tình hình các bệnh lý tim mạch tại Viện Tim mạch Việt Nam, 2003-2007. Tạp chí tim mạch học Việt Nam. 2011;59:949-954.
2. McDonagh TA, Metra M, Adamo M, et al. 2021 ESC Guidelines for the diagnosis and treatment of acute and chronic heart failure. Eur Heart J. 2021;42(36): 3599-3726. doi:10.1093/ eurheartj/ehab368
3. Bassi NS, Ziaeian B, Yancy CW, Fonarow GC. Association of Optimal Implementation of Sodium-Glucose Cotransporter 2 Inhibitor Therapy With Outcome for Patients With Heart Failure. JAMA Cardiology. 2020;5(8): 948-951. doi:10.1001/ jamacardio.2020.0898
4. GS.TS. Đặng Vạn Phước, GS.TS. Nguyễn Lân Việt, GS.TS. Huỳnh Văn Minh. Khuyến cáo của Hội Tim mạch quốc gia về chẩn đoán và điều trị suy tim cấp và suy tim mạn năm 2022.
5. Lê Ngọc Lan Thanh. Khảo Sát Tình Hình Điều Trị Suy Tim Tâm Thu Theo Khuyến Cáo ACC 2013. Luận văn Thạc sỹ Y học. Đại học Y dược Thành phố Hồ Chí Minh; 2013.
6. Nguyễn Ngọc Thanh Vân, Nguyễn Đinh Quốc Anh, Hoàng Văn Sỹ, Châu Ngọc Hoa. Khảo sát điều trị suy tim theo khuyến cáo của hội tim châu Âu 2016. Tạp chí Y Học thành phố Hồ Chí Minh. Tạp chí Y Học thành phố Hồ Chí Minh. 2021;25(2):35-41.
7. McMurray JJV, Solomon SD, Inzucchi SE, et al. Dapagliflozin in Patients with Heart Failure and Reduced Ejection Fraction. New England Journal of Medicine. 2019 ;381(21): 1995-2008. doi:10. 1056/NEJMoa1911303
8. Brunner-La Rocca HP, Linssen GC, Smeele FJ, et al. Contemporary Drug Treatment of Chronic Heart Failure With Reduced Ejection Fraction: The CHECK-HF Registry. JACC Heart Fail. 2019; 7(1): 13-21. doi: 10.1016/ j.jchf.2018.10.010