KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM HÌNH THÁI MỎM TRÂM XƯƠNG THÁI DƯƠNG BẰNG CHỤP CẮT LỚP VI TÍNH

Lê Anh Thành1,, Phạm Ngọc Hoa2, Lê Quang Khang2
1 Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh Thành phố Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Chiều dài của mỏm trâm, sự vôi hóa của dây chằng trâm móng hay các góc lệch của mỏm trâm gây ra sự chèn ép các cấu trúc lân cận là nguyên nhân của Hội chứng Eagle. Do việc điều trị thường là phẫu thuật để làm ngắn lại chiều dài, nên việc nắm rõ kích thước, hình thái mỏm trâm là rất quan trọng để chẩn đoán và có chiến lược điều trị phù hợp. Mục tiêu: Khảo sát chiều dài, các góc và hình thái của mỏm trâm trên hình ảnh CLVT. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu khảo sát trên 208 bệnh nhân (416 mỏm trâm) trên 18 tuổi, không có các triệu chứng đặc trưng của hội chứng Eagle được chụp cắt lớp vi tính qua vùng sọ -xoang. Các phép kiếm T, pearson, chi bình phương được dùng để so sánh sự khác biệt và mối tương quan giữa các biến số. Kết quả: Chiều dài trung bình của mỏm trâm ở nam, nữ và toàn bộ nghiên cứu lần lượt là 28,9 ± 7,04mm, 27,45 ± 6,25mm và 28,4 ± 6,8mm. Và không có sự tkhác biệt có ý nghĩa thống kê giữa chiều dài trung bình mỏm trâm bên trái và bên phải cũng như với giới tính. Tỉ lệ mỏm trâm dài (>3cm) trong nghiên cứu chiếm tỉ lệ 39,1%. Mỏm trâm đơn là hình thái phổ biến nhất ở người Việt Nam trưởng thành. Kết luận: Khảo sát mỏm trâm bằng chụp cắt lớp vi tính cung cấp thêm nhiều thông tin giá trị về giải phẫu: chiều dài, các góc và hình thái. Điều này giúp các nhà lâm sàng đưa ra chẩn đoán hợp lý và cách điều trị phù hợp cho bệnh nhân nghi ngờ có tình trạng mỏm trâm dài.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Badhey A., Jategaonkar A., Anglin Kovacs A. J., Kadakia S., et al (2017), "Eagle syndrome: A comprehensive review". Clin Neurol Neurosurg, 159, pp. 34-38.
2. Kaufman S. M., Elzay R. P., Irish E. F. (1970), "Styloid process variation. Radiologic and clinical study". Arch Otolaryngol, 91 (5), pp. 460-3.
3. Mortellaro C., Biancucci P., Picciolo G., Vercellino V. (2002), "Eagle's syndrome: importance of a corrected diagnosis and adequate surgical treatment". J Craniofac Surg, 13 (6), pp. 755-8.
4. Patil S., Ghosh S., Vasudeva N. (2014), "Morphometric study of the styloid process of temporal bone". J Clin Diagn Res, 8 (9), pp. Ac04-6.
5. Flint P.W., Haughey B.H., Robbins K.T., Thomas J.R., et al (2014), "Cummings Otolaryngology - Head and Neck Surgery E-Book", Elsevier Health Sciences, pp.
6. Başekim C. C., Mutlu H., Güngör A., Silit E., et al (2005), "Evaluation of styloid process by three-dimensional computed tomography". Eur Radiol, 15 (1), pp. 134-9.
7. Ramadan S. U., Gokharman D., Tunçbilek I., Kacar M., et al (2007), "Assessment of the stylohoid chain by 3D-CT". Surg Radiol Anat, 29 (7), pp. 583-8.
8. Onbas O., Kantarci M., Murat Karasen R., Durur I., et al (2005), "Angulation, length, and morphology of the styloid process of the temporal bone analyzed by multidetector computed tomography". Acta Radiol, 46 (8), pp. 881-6.
9. Buyuk C., Gunduz K., Avsever H. (2018), "Morphological assessment of the stylohyoid complex variations with cone beam computed tomography in a Turkish population". Folia Morphol (Warsz), 77 (1), pp. 79-89.
10. Hettiarachchi Pvks, Jayasinghe R. M., Fonseka M. C., Jayasinghe R. D., et al (2019), "Evaluation of the styloid process in a Sri Lankan population using digital panoramic radiographs". J Oral Biol Craniofac Res, 9 (1), pp. 73-76.