ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG LY GIẢI CÁC DÒNG TẾ BÀO UNG THƯ CD19(+) CỦA LIỆU PHÁP ĐIỀU TRỊ KẾT HỢP TẾ BÀO CAR-T VỚI KHÁNG THỂ ĐƠN DÒNG ỨC CHẾ PD-1 TRÊN THỰC NGHIỆM

Nguyễn Thị Hiền Hạnh1,2, Cấn Văn Mão1, Ngô Thu Hằng1, Đặng Thùy Linh1, Bùi Khắc Cường1,
1 Học viện Quân y
2 Bệnh viện Quân y 103, Học viện Quân y

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Đánh giá khả năng ly giải các dòng tế bào ung thư CD19(+) của liệu pháp điều trị kết hợp tế bào CAR-T CD19 với kháng thể đơn dòng ức chế PD-1 trên thực nghiệm. Đối tượng và phương pháp: Đây là một nghiên cứu tiến cứu thực nghiệm.  Tế bào ung thư Daudi, Raji (CD19+) hoặc K562 (CD19-) (target, nhuộm CFSE) được đồng nuôi cấy với tế bào PBMC, CAR-T (effector) theo tỷ lệ 1:2, 1:5, 1:10. Kháng thể đơn dòng ức chế PD-1 điều trị với nồng độ 20µg/mL. Sau 6 tiếng đồng nuôi cấy, tế bào được nhuộm 7AAD và phân tích bằng máy flowcytometry để đánh giá tỷ lệ tế bào sống chết. Kết quả: Tế bào CAR-T và CAR-T kết với với kháng thể đơn dòng ức chế PD-1 có tác dụng ly giải tế bào ung thư CD19+. Nhóm kết hợp CAR-T+PD-1 không làm tăng tỷ lệ ly giải tế bào Daudi nhưng tăng tỷ lệ ly giải tế bào Raji 1,82 lần khi tỷ lệ Raji/CAR-T= 1:10 (p<0.001). Hiệu quả của CAR-T đơn và kết hợp khác biệt không nhiều so với PBMC trên tế bào ung thư có CD19(-). Kết luận: Tế bào CAR-T CD19 có tác dụng ly giải các dòng tế bào ung thư Daudi và Raji (CD19+). Liệu pháp CAR-T kết hợp kháng thể đơn dòng ức chế PD-1 làm tăng 1,82 lần hiệu quả ly giải trên tế bào Raji.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Sheykhhasan M., Manoochehri H., Dama P. (2022). Use of CAR T-cell for acute lymphoblastic leukemia (ALL) treatment: a review study. Cancer Gene Ther, 29(8-9): 1080-1096.
2. Institute National Cancer (2022),0 CAR T Cells: Engineering Patients’ Immune Cells to Treat Their Cancers.
3. Han Y., Liu D., Li L. (2020). PD-1/PD-L1 pathway: current researches in cancer. Am J Cancer Res, 10(3): 727-742.
4. Wang Z., Li N., Feng K., et al. (2021). Phase I study of CAR-T cells with PD-1 and TCR disruption in mesothelin-positive solid tumors. Cell Mol Immunol, 18(9): 2188-2198.
5. Muller Bradley J., Inaba Hiroto %J Translational Pediatrics (2023). Chimeric antigen receptor T-cells in B-acute lymphoblastic leukemia: history, current situation, and future. 2023, 12(10): 1900-1907.
6. Inaba H., Pui C. H. (2021). Advances in the Diagnosis and Treatment of Pediatric Acute Lymphoblastic Leukemia. J Clin Med, 10(9).
7. Maude S. L., Frey N., Shaw P. A., et al. (2014). Chimeric antigen receptor T cells for sustained remissions in leukemia. N Engl J Med, 371(16): 1507-17.
8. Maher John %J Current gene therapy (2014). Clinical immunotherapy of B-cell malignancy using CD19-targeted CAR T-cells14(1): 35-43.