KẾT QUẢ PHẪU THUẬT ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG ỐNG CỔ TAY MỨC ĐỘ NẶNG VÀ RẤT NẶNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Chúng tôi tiến hành phẫu thuật điều trị cho 38 bệnh nhân với 42 bàn tay được chẩn đoán là hội chứng ống cổ tay (OCT) mức độ nặng và rất nặng. Thời gian theo dõi sau mổ 24 tháng. Mục tiêu: Đánh giá kết quả phẫu thuật điều trị hội chứng OCT mức độ nặng và rất nặng. Phương pháp nghiên cứu: Thăm khám, lựa chọn bệnh nhân được chẩn đoán hội chứng OCT mức độ nặng và rất nặng, tiến hành phẫu thuật cắt dây chằng ngang OCT giải phóng chèn ép thần kinh giữa; theo dõi, đánh giá kết quả sau mổ bằng thang điểm Boston và các test lâm sàng. Kết quả: Sau mổ 24 tháng, điểm Boston từ 4,55 điểm xuống còn 2 điểm, tỷ lệ dương tính với với các nghiệm pháp Tinel, Phalen, Durkan không còn. Triệu chứng tê bì gảm, tuy nhiên teo cơ mô cái hồi phục chậm. Kết luận: Phẫu thuật cắt dây chằng ngang giải phóng thần kinh giữa trong hội chứng OCT mức độ nặng và rất nặng giúp cải thiện đáng kể chức năng khớp cổ tay.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
hội chứng ống cổ tay, thần kinh giữa
Tài liệu tham khảo
2. Mallick A. Mbbs. Comparing the Outcome of a Carpal Tunnel Decompression at 2 Weeks and 6 Months.J Hand surg, 2007;32 A: 1154- 1158.
3. R. A. Brown, et al. Carpal tunnel release. A prospective, randomized assessment of open and endoscopic methods. J Bone Joint Surg Am, 1993;75(9): 1265-75.
4. Nguyễn Văn Liệu. Nghiên cứu tác dụng phục hồi dẫn truyền dây thần kinh giữa của tiêm Depomedrol vào dây chằng vòng trong điều trị Hội chứng ống cổ tay. Y học thực hành, 2012;824(6): 47-49.
5. Agnes Beng-Hoi Tan Jacqueline Siau Woon Tan. Outcomes of open carpal tunnel releases and its predictors. A prospective study. Hand Surg, 2012. 17(3): 341-345.
6. S. Kohanzadeh, F. A. Herrera, and M. Dobke. Outcomes of open and endoscopic carpal tunnel release: a meta-analysis. Hand (N Y), 2012;27(3): 247-51.
7. Lam Ch. Yeung Sh. Wong Tc. Endoscopic carpal tunnel release: experience of surgical outcome in a Chinese population. Hong Kong Med J, 2010;16(2): 126-131.