ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ TỔN THƯƠNG PHỔI Ở NGƯỜI BỆNH MẮC COVID-19 ĐỒNG NHIỄM HIV/AIDS TẠI BỆNH VIỆN BỆNH NHIỆT ĐỚI TRUNG ƯƠNG (1/2022-6/2023)
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: Đánh giá mức độ tổn thương phổi ở người bệnh mắc COVID-19 đồng nhiễm HIV/AIDS điều trị tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (NHTD) giai đoạn từ tháng 1/2022 đến 6/2023. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang được tiến hành từ tháng 01/2022 đến tháng 6/2023. Trên 97 người bệnh được chẩn đoán SARS-Cov2 đồng nhiễm HIV/AIDS đáp ứng đủ tiêu chuẩn lựa chọn, chúng tôi đánh giá tình trạng khó thở trên lâm sàng, đặc điểm và mức độ tổn thương phổi dựa vào kết quả chẩn đoán hình ảnh. Kết quả và kết luận: Có 32/97 (32,9%) người bệnh có triệu chứng khó thở khi nhập viện; kèm theo các triệu chứng ho, sốt, thở nhanh và giảm SPO2 lần lượt là: 90,6%; 87,5%; 84,4% và 71,9%. Trong đó 29/32 (90,6%) trường hợp cần can thiệp oxy liệu pháp khi vào viện. Thở oxy gọng kính chiếm tỷ lệ 62,5%. Trong đó 10/20 (50%) trường hợp không đáp ứng cần nâng mức hỗ trợ oxy, 1/20 (5%) thở oxy mặt nạ, 9/20 (45%) trường hợp phải đặt nội khí quản – thở máy. Số người bệnh khó thở phải đặt ống nội khí quản – thở máy trong điều trị là 12/97 (12,4%). Tổn thương phổi trên phim chụp CT-Scanner chiếm 54/77 (70,1%) với các đặc điểm kính mờ 70,4%, đông đặc 46,3%, mô kẽ 24,1%, nốt mờ 20,4%, lát đá 9,3%, tổn thương khác chiém 44,4%; tổn thương cả 2 phổi thường gặp nhất chiếm 83,3%. Trên phim chụp X-quang ngực thẳng, tổn thương phổi chiếm 23/28 (82,1%) với các đặc điểm kính mờ chiếm 73,9%, đông đặc 34,8%, mô kẽ 17,4%, nốt mờ 34,8% và tổn thương khác chiếm 43,5%; tổn thương cả 2 phổi chiếm 87,0%. 100% người bệnh mức độ nặng, nguy kịch hay gặp tổn thương đa thùy phổi cao hơn so với nhóm người bệnh mức độ nhẹ trung bình có ý nghĩa thống kê với p*<0,0001
Chi tiết bài viết
Từ khóa
Tổn thương phổi, SARS-Cov2, COVID-19, HIV/AIDS.
Tài liệu tham khảo
2. Tesoriero JM, Swain CE, Pierce JL, et al. 2021. COVID-19 outcomes among persons living with or without diagnosed HIV infection in New York State. JAMA Netw Open 2021; 4: e2037069.
3. Moradi, Y., Soheili, M., Dehghanbanadaki, H., et al. (2022). The Effect of HIV/AIDS Infection on the Clinical Outcomes of COVID-19: A Meta-Analysis. Journal of pharmacy & pharmaceutical sciences: a publication of the Canadian Society for Pharmaceutical Sciences, Societe canadienne des sciences pharmaceutiques, 25, 183-192.
4. Kouhpayeh H, Ansari H. (2021). HIV infection and increased risk of COVID-19 mortality: A MetaAnalysis. HIV infection and COVID-19. Eur J Transl Myol 31 (4): 10107, 2021 doi: 10.4081/ ejtm.2021.10107.
5. Mirzaei H, McFarland W, Karamouzian M, et al. 2021. COVID-19 among people living with HIV: a systematic review. AIDS Behav 2021; 25: 85–92.
6. Bộ Y tế. 2018. Hướng dẫn quốc gia xét nghiệm HIV (2018). Ban hành kèm theo Quyết định số 2674/QĐ-BYT, ngày 27 tháng 04 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Y tế.
7. Bertagnolio S, Thwin S S, Silva R, et al. 2022. Clinical features of, and risk factors for, severe or fatal COVID-19 among people living with HIV admitted to hospital: analysis of data from the WHO Global Clinical Platform of COVID-19. Lancet HIV 2022; 9: e486–95. May 10, 2022.
8. Bộ Y tế. (2022), Hướng dẫn chẩn đoán và điều trị COVID-19. Quyết định số 250/QĐ – BYT, ngày 28/01/2022.