ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG VÀ CÁC THÔNG SỐ HUYẾT ĐỘNG Ở BỆNH NHÂN SỐC GIẢM THỂ TÍCH ĐO BẰNG PHƯƠNG PHÁP TRỞ KHÁNG LỒNG NGỰC

Phạm Thị Thu Thuỷ1,, Nguyễn Tuấn Đạt2, Nguyễn Hữu Quân2, Nguyễn Quốc Đại2, Phạm Xuân Thắng2, Nguyễn Thành3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai
3 Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số thông số huyết động bằng phương pháp đo  trở kháng lồng ngực ở bệnh nhân sốc giảm thể tích. Phương pháp: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 30 bệnh nhân có chẩn đoán sốc giảm thể tích theo tiêu chuẩn Sốc giảm thể tích của Bộ Y tế. Bệnh nhân được đo các thông số huyết động bằng kỹ thuật đo trở kháng lồng ngực tại thời điểm vào viện và các thời điểm trong 24h đầu tại Trung tâm Cấp Cứu A9 Bệnh viện Bạch Mai, thời gian nghiên cứu từ 10/2022 đến 10/2023. Kết quả: 30 bệnh nhân nghiên cứu, giới nam 77,1%, tuổi trung bình 49,96 ± 13,92, 93,33% bệnh nhân sống ra viện, 33,33% bệnh nhân cần thông khí nhân tạo. Thông số mạch tại các thời điểm: T0 116,37 ± 23,32, sau bolus dịch 112,5± 18,05, T1 05.5 ± 19.7, T6 98,03 ± 18,21, T12  91,57± 13,52, T24 82.26 ± 11.77. Nồng độ hemoglobin tại thời điểm vào viện là 64,83 ± 31,07, sau 24h là 78,86 ± 19,48. Thông số SVV tại các thời điểm là: T022,67 ± 19,56, sau bolus dịch 20,45 ± 17,63, T118,98 ± 13,04, T615,53 ± 10,06, T1212,31 ± 10.92,T2410,06 ± 9,17. Thông số TFC tại các thời điểm là: T0 19,87 ± 15,60, sau bolus dịch 20,54 ± 17,22, T1 2,.78 ± 17,93, T6 29,61 ± 18,6, T12 30,88 ± 20,04, T24 32,12 ± 21,12. Kết luận: Sốc giảm thể tích gặp chủ yếu ở nam giới, chủ yếu do sốc mất máu, với nồng độ hemoglobin tại thời điểm vào viện thấp, các thông số đo bằng phương pháp trở kháng lồng ngực phù hợp diễn biến lâm sàng, không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về các chỉ số tiền gánh tại thời điểm ngay sau bolus dịch, có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê tại các thời điểm sau đó.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nolan, J. P.; Pullinger, R. (2014-03-07). "Hypovolaemic Shock". BMJ. 348 (mar07. 1).
2. Akoury, T; Whetstone, DR (January 2021). "Splenic Rupture". PMID 30247826.
3. Hooper, Nicholas; Armstrong, TylerJ (2018-10-27)."Shock,Hemorrhagic". NCBI Bookshelf. PMID 29262047. Retrieved 2019-02-21.
4. Taghavi, S; Askari, R (2018), "article-28977", Hypovolemic Shock, Treasure Island (FL): StatPearls Publishing, PMID 30020669, retrieved2019-02-20.
5. Nguyễn Như Bình , Khảo sát một số thông số huyết động đo bằng phương pháp trở kháng thành ngực physioflow trong theo dõi huyết động 24h đầu ở bệnh nhân sốc nhiễm khuẩn, Luận văn thạc sỹ 2022, 46-47.
6. Hamed Mahmoud Mohamed, Sherif Mokhtar Randa, Aly Soliman Mohamed Mohamed Khaled, Non invasive adjustment of fluid status in critically ill patients on renal replacement therapy. Role of Electrical Cardiometry 2016The Egyptian Journal of Critical Care Medicine.