KẾT QUẢ TÁI TẠO KHUYẾT HỔNG XƯƠNG HÀM DƯỚI BẰNG VẠT XƯƠNG MÁC CÓ SỬ DỤNG MÁNG HƯỚNG DẪN PHẪU THUẬT

Nguyễn Quang Rực1,, Lại Bình Nguyên1, Lê Ngọc Tuyến1, Phạm Nhật Quang1
1 Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Tổng quan: Đánh giá kết quả tạo hình XHD có máy tính hỗ trợ sử dụng phần mềm mã nguồn mở tại Bệnh viện Răng hàm mặt Trung ương Hà Nội. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu này được thực hiện trên 28 bệnh nhân được tạo hình xương hàm dưới (XHD) thì đầu bằng vạt xương mác tự do vi phẫu, từ tháng 7/2021 đến tháng 10/2022. Tuổi của bệnh nhân thay đổi từ 14 đến 63. Kế hoạch phẫu thuật giả tưởng được thực hiện bằng 3 phần mềm mã nguồn mở (ITK-SNAP, Meshlab, và Blender). Độ chính xác của kĩ thuật được đánh bằng phim cắt lớp vi tính (CLVT) tại thời điểm trước và sau mổ 2 tuần. Kết quả: Số đo trung bình của các chỉ số trước và sau mổ tương đương nhau: khoảng cách giữa 2 lồi cầu là 102,79 ± 7,53 mm so với 102,61 ± 7,39 (p = 0,913); khoảng cách giữa 2 góc hàm là 92,59 ± 6,06 mm so với 93,83 ± 6,99 (p = 0,064); khoảng cách giữa 2 mỏm vẹt là 98,29 ± 7,03 mm so với 97,56 ± 5,77 (p = 0,356); chiều dài các đoạn xương mác là 40,19 ± 10.18 mm so với 39,87 ± 9,80 (p = 0,274); và số đo góc hàm là 121,83 ± 4,08° so với 122,94 ± 6,98° (p = 0,380). Số lượng các đường cắt xương trung bình là 1,39 ± 0,79, và chiều dài các đoạn xương mác trung bình là 39,87 ± 9,80 mm (n = 69). Thời gian theo dõi trung bình là 9,86 ± 5,96 tháng (thay đổi từ 3 đến 22 tháng). Khớp cắn và thẩm mỹ khuôn mặt sau mổ đều thoả mãn ở tất cả bệnh nhân. Gần như không có biến chứng nào, ngoại trừ một trường hợp bị viêm rò vết mổ do vít kết hợp xương bị lỏng. Kết luận: Các phần mềm mã nguồn mở cho tạo hình XHD có máy tính hỗ trợ là một kĩ thuật an toàn và hữu ích, với các kết quả sau mổ tương đương với các phần mềm thương mại khác. Thời gian lên kế hoạch và chi phí in cũng phù hợp cho cả phẫu thuật viên và bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Schrag C, Chang YM, Tsai CY, Wei FC. Complete rehabilitation of the mandible following segmental resection. J Surg Oncol. 2006;94(6):538-545.
2. Ren W, Gao L, Li S, et al. Virtual Planning and 3D printing modeling for mandibular reconstruction with fibula free flap. Med Oral Patol Oral Cir Bucal. 2018;23(3):e359-e366.
3. Metzler P, Geiger EJ, Alcon A, Ma X, Steinbacher DM. Three-dimensional virtual surgery accuracy for free fibula mandibular reconstruction: planned versus actual results. J Oral Maxillofac Surg. 2014;72(12):2601-2612.
4. Ganry L, Hersant B, Quilichini J, Leyder P, Meningaud JP. Use of the 3D surgical modelling technique with open-source software for mandibular fibula free flap reconstruction and its surgical guides. J Stomatol Oral Maxillofac Surg. 2017;118(3):197-202.
5. Brown JS, Barry C, Ho M, Shaw R. A new classification for mandibular defects after oncological resection. Lancet Oncol. 2016;17(1): e23-30.
6. Dell’Aversana Orabona G, Abbate V, Maglitto F, et al. Low-cost, self-made CAD/CAM-guiding system for mandibular reconstruction. Surgical Oncology. 2018;27(2):200-207.
7. Ritschl LM, Kilbertus P, Grill FD, et al. In-House, Open-Source 3D-Software-Based, CAD/CAM-Planned Mandibular Reconstructions in 20 Consecutive Free Fibula Flap Cases: An Explorative Cross-Sectional Study With Three-Dimensional Performance Analysis. Front Oncol. 2021;11:731336.
8. Foley BD, Thayer WP, Honeybrook A, McKenna S, Press S. Mandibular reconstruction using computer-aided design and computer-aided manufacturing: an analysis of surgical results. J Oral Maxillofac Surg. 2013;71(2):e111-119.
9. Geusens J, Sun Y, Luebbers HT, Bila M, Darche V, Politis C. Accuracy of Computer-Aided Design/Computer-Aided Manufacturing-Assisted Mandibular Reconstruction With a Fibula Free Flap. J Craniofac Surg. 2019;30(8):2319-2323.