KẾT QUẢ XỬ TRÍ RỐI LOẠN NHỊP THẤT Ở BỆNH NHÂN NHỒI MÁU CƠ TIM CẤP CÓ ST CHÊNH LÊN ĐƯỢC CAN THIỆP ĐỘNG MẠCH VÀNH QUA DA

Cao Việt Cường1,, Tạ Mạnh Cường2
1 Bệnh viện đa khoa Tỉnh Vĩnh Phúc
2 Viện Tim Mạch Việt Nam

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Tỷ lệ rối loạn nhịp thất trong nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên giảm đáng kể nhờ can thiệp động mạch vành qua da. Tuy nhiên, biến cố này vẫn gây ra gánh nặng bệnh tật lớn trong ngắn hạn và dài hạn trên nhóm bệnh nhân này. Mục tiêu nghiên cứu: Kết quả xử trí rối loạn nhịp thất ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên được can thiệp động mạch vành qua da. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu quan sát, phân tích 150 bệnh nhân được chẩn đoán nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên được can thiệp động mạch vành qua da và có rối loạn nhịp thất trong thời gian nằm viện tại Viện Tim Mạch Việt Nam và Bệnh Viện Đa khoa Tỉnh Vĩnh Phúc từ 9/2022 đến 7/2023. Kết quả: Tỷ lệ rối loạn nhịp thất nguy hiểm tại thời điểm nhập viện chiếm 2,66%; trong can thiệp chiếm 5,33%; sau can thiệp có tỷ lệ 2,66% và trước ra viện không có trường hợp rung thất, nhanh thất chiếm 2%. Khi phân tích hồi quy đa biến, TIMI ≤ 2 thực sự ảnh hưởng lớn nhất tới hình thành các rối loạn nhịp thất nghiêm trọng có ý nghĩa lâm sàng với OR = 26,22 và P = 0,001. LVEF cũng góp phần thúc đẩy tình trạng xấu hơn của các rối loạn nhịp thất với OR = 6,02 và P = 0,029. Nam giới là một yếu tố bảo vệ với OR = 0,12 và P = 0,018. Kết luận: Nam giới có thể là yếu tố bảo vệ trong khi đó, suy tim EF ≤ 40% và đặc biệt là hiện tượng dòng chảy chậm sau can thiệp tác động lớn tới rối loạn thất nghiêm trọng có ý nghĩa lâm sàng

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Tsao, C.W., et al., Heart Disease and Stroke Statistics-2022 Update: A Report From the American Heart Association. Circulation, 2022. 145(8): p. e153-e639.
2. Piccini, J.P., et al., Antiarrhythmic drug therapy for sustained ventricular arrhythmias complicating acute myocardial infarction. Crit Care Med, 2011. 39(1): p. 78-83.
3. Bùi Thị Mỹ Lệ và cộng sự, Đánh giá đặc điểm rối loạn nhịp tim ở bệnh nhân nhồi máu cơ tim cấp có ST chênh lên sau can thiệp động mạch vành (2016). Luận văn thạc sĩ y học.
4. Wongthida, T., et al., Development of a Clinical Risk Score for Prediction of Life-Threatening Arrhythmia Events in Patients with ST Elevated Acute Coronary Syndrome after Primary Percutaneous Coronary Intervention. Int J Environ Res Public Health, 2022. 19(4).
5. Ohlow, M.A., et al., Incidence and predictors of ventricular arrhythmias after ST-segment elevation myocardial infarction. Am J Emerg Med, 2012. 30(4): p. 580-6.
6. Nepper-Christensen, L., et al., Importance of elevated heart rate in the very early phase of ST-segment elevation myocardial infarction: Results from the DANAMI-3 trial. Eur Heart J Acute Cardiovasc Care, 2019. 8(4): p. 318-328.
7. Pantea-Rosan, L.R., et al., No-Reflow after PPCI-A Predictor of Short-Term Outcomes in STEMI Patients. J Clin Med, 2020. 9(9).
8. McMurray, J., et al., Antiarrhythmic effect of carvedilol after acute myocardial infarction: results of the Carvedilol Post-Infarct Survival Control in Left Ventricular Dysfunction (CAPRICORN) trial. J Am Coll Cardiol, 2005. 45(4): p. 525-30.
9. Stuart J Connolly et al., Comparison of beta-blockers, amiodarone plus beta-blockers, or sotalol for prevention of shocks from implantable cardioverter defibrillators: the OPTIC Study: a randomized trial. JAMA. 2006 Jan 11;295(2):165-71.