ĐIỀU TRỊ PHỒNG ĐỘNG MẠCH CHỦ BỤNG – CHẬU BẰNG KỸ THUẬT CAN THIỆP NỘI MẠCH BẢO TỒN ĐỘNG MẠCH CHẬU TRONG

Lâm Văn Nút1,, Nguyễn Hữu Thao1
1 Bệnh viện Chợ Rẫy

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Thời gian gần đây sự ra đời của can thiệp nội mạch cụ thể là đặt ống ghép nội mạch (hay EVAR) đã mang lại nhiều ưu điểm như giảm đáng kể lượng máu mất, thời gian phẫu thuật, tỉ lệ nhập viện lại cũng như tỉ lệ tử vong cho bệnh nhân phồng động mạch chủ bụng. Tuy nhiên phồng động mạch chủ bụng có kèm phồng động mạch chậu gặp trong hơn 40% các trường hợp làm khó khăn trong việc điều trị mà không ảnh hưởng đến tưới máu vùng chậu. Vì vậy bảo tồn động mạch chậu trong trong EVAR là một vấn đề cần quan tâm và cân nhắc. Phương pháp: nghiên cứu trường hợp lâm sàng. Kết quả: Bệnh nhân nam 61 tuổi nhập viện vì đau bụng được chẩn đoán phồng động mạch chủ bụng chậu kèm nhịp chậm xoang, tăng huyết áp, đái tháo đường loại 2. Qua khảo sát bệnh nhân có phồng động mạch chủ bụng dưới thận dạng thoi đường kính lớn nhất 5.5cm, phồng động mạch chậu 2 bên đường kính lớn nhất 3cm. Bệnh nhân được đặt bít tắc động mạch chậu trong phải, đặt Stent graft có nhánh bảo tồn động mạch chậu trong trái. Sau mổ Stent graft thông tốt, động mạch chậu trong trái thông tốt, không có dấu hiệu rò, các chức năng ổn định và không có triệu chứng của thiếu máu vùng chậu. Bệnh nhân được xuất viện sau ba ngày, tái khám sau 1 tuần với các chỉ số ổn định và cải thiệu triệu chứng. Kết luận: Bảo tồn động mạch chậu trong lựa chọn tốt nhất để giảm nguy cơ thiếu máu vùng chậu. Tuy nhiên còn cân nhắc giữa nguy cơ và lợi ích cũng như tay nghề phẫu thuật viên hay điều kiện của trung tâm thực hành.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Pua U, Tan K, Rubin B B. Iliac branch graft in the treatment of complex aortoiliac aneurysms: early results from a North American institution. Journal of vascular and interventional radiology : JVIR. 2011;22(4):542-9.
2. Zhang, Ma TGW, Jia X, Liu X. Novel-Designed Iliac Branch Stent Graft for Internal Iliac Artery Reconstruction during Aneurysm Repair. Annals of Vascular Surgery Annals of Vascular Surgery. 2015;29(2):189-196.
3. Duvnjak S. Endovascular treatment of aortoiliac aneurysms: From intentional occlusion of the internal iliac artery to branch iliac stent graft. World Journal of Radiology. 2016;8(3):275-280.
4. Mehta, Veith M, J F, Takao O, Jacob C. Unilateral and bilateral hypogastric artery interruption during aortoiliac aneurysm repair in 154 patients: A relatively innocuous procedure. Journal of Vascular Surgery Journal of Vascular Surgery. 2001;33(2):27-32.
5. Rayt HS, J. BM, V. LK, G. FN. Buttock Claudication and Erectile Dysfunction After Internal Iliac Artery Embolization in Patients Prior to Endovascular Aortic Aneurysm Repair. Cardiovasc Intervent Radiol CardioVascular and Interventional Radiology. 2008;31(4):728-734.
6. Chaikof El, L. DR, K. EM, M. JB, A. LW. The Society for Vascular Surgery practice guidelines on the care of patients with an abdominal aortic aneurysm. Journal of vascular surgery. 2018; 67(1):2-77.
7. A K, J HR, J HP, R BJ. Endovascular aneurysm repair with preservation of the internal iliac artery using the iliac branch graft device. European journal of vascular and endovascular surgery: the official journal of the European Society for Vascular Surgery. 2010;39(3):285-94.
8. Robalo C, Sousa J, Mansilha A. Internal iliac artery preservation strategies in the endovascular treatment of aortoiliac aneurysms. Int Angiol. Oct 2018;37(5): 346-355. doi: 10.23736/ s0392-9590. 18.04004-x