KẾT QUẢ SỚM PHẪU THUẬT NỘI SOI CẮT ĐOẠN ĐẠI TRỰC TRÀNG VỚI PHƯƠNG PHÁP KHÂU MŨI TÚI MÕM TRỰC TRÀNG

Ân Thái Hoàng Anh1, Lý Hữu Phú2,, Hồ Y Băng3, Đặng Tâm1,4, Nguyễn Quốc Vinh4, Trần Phùng Dũng Tiến4
1 Bệnh viện Triều An
2 Bệnh viện Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
3 Trường Đại học Trà Vinh
4 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Xì rò miệng nối là biến chứng nặng trong phẫu thuật cắt đoạn đại – trực tràng điều trị ung thư trực tràng. Nhiều nghiên cứu cho thấy xì rò làm giảm hiệu quả điều trị và để lại nhiều di chứng nặng cho người bệnh. Mặc dù đã có nhiều cải tiến trong kỹ thuật mổ, trang thiết bị, máy khâu nối, nhưng tỉ lệ xì rò vẫn còn khá cao 6-11%. Nhiều phẫu thuật viên cho rằng “tai chó” của phương pháp hai máy bấm là một yếu tố nguy cơ góp phần gây ra biến chứng xì rò miệng nối và họ đề xuất thực hiện phương pháp khâu mũi túi mõm trực tràng. Vài nghiên cứu ngoài nước cho thấy tỉ lệ xì rò miệng nối giảm. Việt Nam, hiện có rất ít nghiên cứu về phương pháp khâu mũi túi mõm trực tràng này. Mục tiêu nghiên cứu: Đánh giá hiệu quả của phẫu thuật nội soi cắt đoạn đại – trực tràng thực hiện miệng nối đơn máy bấm và khâu 2 mũi túi mõm trực tràng trong điều trị ung thư đại – trực tràng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả loạt ca PTNS cắt trước và cắt trước thấp, thực hiện khâu 2 mũi túi mõm trực tràng và dùng 1 máy khâu nối vòng điều trị ung thư đại trực tràng tại khoa Ngoại tổng quát bệnh viện Triều An từ tháng 1/2011 đến tháng 8/2022. Kết quả: 38TH được PTNS cắt đoạn đại – trực tràng bằng phương pháp đơn máy bấm và khâu 2 mũi túi, tuổi trung bình 64,87 ± 11,44, nam mắc bệnh nhiều hơn nữ (60,5%). 16TH (42,1%) ung thư trực tràng cao được PTNS cắt trước, 12TH (31,6%) ung thư trực tràng giữa và 10TH (26,3%) ung thư trực tràng dưới được PTNS cắt trước thấp với thời gian PT trung bình lần lượt là 214,4 ± 44,2 phút và 250,0 ± 48,6 phút, lượng máu mất trung bình 126,58 ± 52,72 ml, 0TH phải truyền máu, không có tai biến biến chứng trong mổ. Biến chứng sau mổ như: xì miệng nối, áp xe tồn lưu, rò âm đạo trực tràng, chảy máu sau mổ 0%, tử vong 0%. Kết luận: Kỹ thuật khâu mũi túi mõm trực tràng trong PTNS cắt đoạn đại – trực tràng điều trị ung thư cho kết quả an toàn, hiệu quả ở các trung tâm phẫu thuật lớn, PTV nhiều kinh nghiệm với rất ít tai biến biến chứng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Nguyễn Hoàng Bắc. Xì miệng nối sau phẫu thuật cắt đoạn đại trực tràng do ung thư. Y học TP Hồ Chí Minh. 2008;12:308-313.
2. Nguyễn Hoàng Bắc, Nguyễn Hữu Thịnh, Nguyễn Quốc Thái. Tai biến và biến chứng phẫu thuật nội soi cắt nối máy điều trị ung thư trực tràng. Y học TP Hồ Chí Minh. 2010;14:119-123.
3. Bùi Chí Viết. Vai trò của máy khâu nối vòng trong phẫu thuật ung thư trực tràng có bảo tồn cơ thắt. Y học TP Hồ Chí Minh. 2010;15(4)
4. Holtedahl K, Borgquist L, Donker GA, et al. Symptoms and signs of colorectal cancer, with differences between proximal and distal colon cancer: a prospective cohort study of diagnostic accuracy in primary care. BMC family practice. Jul 8 2021;22(1):148. doi:10.1186/s12875-021-01452-6
5. Ganapathi SK, Subbiah R, Rudramurthy S, Kakkilaya H, Ramakrishnan P, Chinnusamy P. Laparoscopic anterior resection: Analysis of technique over 1000 cases. Journal of minimal access surgery. Jul-Sep 2021;17(3):356-362. doi:10.4103/jmas.JMAS_132_20
6. Ng SS, Leung KL, Lee JF, et al. Laparoscopic-assisted versus open abdominoperineal resection for low rectal cancer: a prospective randomized trial. Annals of surgical oncology. Sep 2008; 15(9):2418-25. doi:10.1245/s10434-008-9895-0
7. Braga M, Frasson M, Vignali A, Zuliani W, Capretti G, Di Carlo V. Laparoscopic resection in rectal cancer patients: outcome and cost-benefit analysis. Diseases of the colon and rectum. Apr 2007;50(4):464-71. doi:10.1007/ s10350-006-0798-5
8. Brunner M, Zu’bi A, Weber K, et al. The use of single-stapling techniques reduces anastomotic complications in minimal-invasive rectal surgery. 2022;37(7):1601-1609.
9. Kang S-B, Park JW, Jeong S-Y, et al. Open versus laparoscopic surgery for mid or low rectal cancer after neoadjuvant chemoradiotherapy (COREAN trial): short-term outcomes of an open-label randomised controlled trial. 2010;11(7):637-645.
10. Lujan J, Valero G, Hernandez Q, Sanchez A, Frutos M, Parrilla PJJoBS. Randomized clinical trial comparing laparoscopic and open surgery in patients with rectal cancer. 2009;96(9):982-989.