KẾT QUẢ PHẪU THUẬT UNG THƯ VÚ KHÔNG SỜ THẤY TRÊN LÂM SÀNG TẠI BỆNH VIỆN K

Đỗ Anh Tú1,, Lê Hồng Quang1, Trần Nguyên Tuấn2
1 Bệnh viện K
2 Trường đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhận xét một số đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và đánh giá kết quả của phẫu thuật Ung thư vú không sờ thấy trên lâm sàng. Phương pháp nghiên cứu: Mô tả loạt ca bệnh hồi cứu bệnh nhân được chẩn đoán Ung thư vú không sờ thấy trên lâm sàng. Được điều trị bằng phẫu thuật cắt tuyến vú triệt căn biến đổi hoặc bảo tồn kèm vét hạch nách tại Bệnh viện K từ Tháng 1 năm 2018 đến Tháng 6 năm 2023. Kết quả: Trong số 55 bệnh nhân trong nghiên cứu, có 28 trường hợp ung thư vú tại chỗ và có 27 trường hợp xâm nhập. Lý do vào viện hay gặp nhất là khám sức khỏe định kỳ phát hiện u vú chiếm 46/55 trường hợp. Chỉ số khối cơ thể (Body mass index) trung bình của nhóm đối tượng nghiên cứu là 22.0, nhỏ nhất là 18.8 và lớn nhất 25.0. Trong số những bệnh nhân ung thư vú tại chỗ, kích thước u trung bình trên giải phẫu bệnh là 1.07 cm, có 8 trường hợp u không tạo khối, không xác định được kích thước u. Trong số 27 bệnh nhân thể xâm nhập, kích thước u trung bình trên giải phẫu bệnh 1.1cm, u bé nhất 0.3cm và lớn nhất là 3.0cm. Số ca phuật thuật bảo tồn chiếm 16.4 % (9/55 ca). Số lượng hạch vét được trung bình trong nghiên cứu là 10.0, số lượng hạch vét được lớn nhất là 20 hạch và có 2 ca chỉ kiểm tra hạch nách. Trong đó có 2/55 ca di căn hạch nách chiếm 3.6%, cả 2 đều di căn 1 hạch. Giai đoạn sau mổ:giai đoạn 0 chiếm 50.9%, giai đoạn I chiếm 41.8%, giai đoạn II chiếm 7.3%. Biến chứng sớm thường gặp sau mổ và duy nhất trong nghiên cứu này là đọng dịch vết mổ, chiếm tỉ lệ 7.3% (4/55 ca). Không gặp biến chứng phù bạch mạch trong nghiên cứu. Điều trị bổ trợ chiếm chủ yếu sau mổ là điều trị nội tiết 28/55 ca, chiếm 50.9%. Kết luận: Ung thư vú không sờ thấy trên lâm sàng thường được phát hiện qua khám sức khỏe định kỳ khi chưa có dấu hiệu gì trên lâm sàng. Khoảng 50% số trường hợp là ung thư tại chỗ, chưa xâm nhập. Những trường hợp ung thư xâm nhập đa phần u ở giai đoạn T1. Tỷ lệ phẫu thuật bảo tồn cao hơn, tỷ lệ di căn hạch nách rất thấp và biến chứng sau mổ rất hiếm, chỉ gặp biến chứng đọng dịch và có thể quyết được bằng chọc hút dịch. Điều trị bổ trợ sau mổ chủ yếu là điều trị nội tiết, thậm chí nhiều trường hợp không cần điều trị. Kiến nghị: Cần nâng cao nhận thức và phổ biến rộng rãi chương trình sàng lọc Ung thư vú qua chụp xquang tuyến vú sàng lọc để phát hiện tổn thương khi chưa sờ thấy trên lâm sàng. Từ đó làm giảm giai đoạn và cải thiện chất lượng điều trị cũng như tiên lượng của ung thư vú.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Lee Y, Kang E, Shin HC, et al. The Effect of Body Mass Index on Initial Breast Cancer Stage Among Korean Women. Clinical Breast Cancer. 2021;21(6): e631-e637. doi: 10.1016/ j.clbc.2021. 04.007
2. Gajdos C, Ian Tartter P, Bleiweiss IJ, et al. Mammographic Appearance of Nonpalpable Breast Cancer Reflects Pathologic Characteristics. Ann Surg. 2002;235(2):246-251.
3. Chagpar AB, Mcmasters KM, Saul J, et al. Body Mass Index Influences Palpability but not Stage of Breast Cancer at Diagnosis. The American Surgeon. 2007;73(6): 555-560. doi:10. 1177/000313480707300605
4. Lê HQ, Đào MT. đánh giá tình trạng di căn hạch nách và một số yếu tố liên quan trên bệnh nhân ung thư vú giai đoạn i – iiia tại bệnh viện k. vmj. 2022;512(2). doi:10.51298/vmj.v512i2.2273
5. Dowlatshahi K, Snider HC, Kim R. Axillary node status in nonpalpable breast cancer. Annals of Surgical Oncology. 1995;2(5):424-428. doi:10. 1007/BF02306375
6. Tap chi Y Hoc Thanh Pho Ho Chi Minh. Accessed August 28, 2022. https://yhoctphcm. ump.edu.vn/index.php?Content=ChiTietBai&idBai=3754
7. Verras GI, Tchabashvili L, Mulita F, et al. Micropapillary Breast Carcinoma: From Molecular Pathogenesis to Prognosis. Breast Cancer (Dove Med Press). 2022; 14:41-61. doi: 10.2147/ BCTT.S346301
8. Konishi T, Fujiogi M, Michihata N, et al. Impact of Body Mass Index on Outcomes After Breast Cancer Surgery: Nationwide Inpatient Database Study in Japan. Clinical Breast Cancer. 2020;20(6): e663-e674. doi: 10.1016/j.clbc.2020. 05.002