KẾT QUẢ ĐIỀU TRỊ SỐC NHIỄM KHUẨN ĐƯỜNG VÀO TỪ HỆ TIẾT NIỆU TẠI BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI

Trần Quốc Hòa1,2,, Nguyễn Đình Bắc1
1 Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội
2 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu nhằm mục tiêu đánh giá kết quả điều trị sốc nhiễm khuẩn (SNK) đường vào từ hệ tiết niệu tại bệnh viện Đại Học Y Hà Nội. Nghiên cứu gồm 26 bệnh nhân với độ tuổi trung bình là 63,7 ± 13,7 tuổi, nữ chiếm đa số với tỷ lệ 65,4%. Điểm SOFA, APACHEII và lactat máu lúc vào viện lần lượt là 7,4 ± 2,5, 16,4 ± 4,2 và 4,0 ± 3,1mmol/l. Có 14 bệnh nhân (53,8%) có tắc nghẽn ở đường tiết niệu trong đó sỏi niệu quản là nguyên nhân thường gặp nhất (38,5%). Tỷ lệ cấy nước tiểu và cấy máu dương tính lần lượt là 61,5% và 69,2%. E. coli là vi khuẩn thường gặp nhất với tỷ lệ khi cấy nước tiểu và cấy máu là 38,5% và 50%. Có 50% bệnh nhân được điều trị khởi đầu với 1 kháng sinh và 50% được điều trị khởi đầu với 2 kháng sinh. Tỷ lệ đáp ứng với kháng sinh ban đầu ở 2 nhóm này là 92,3% và 84,6%. Trong 14 bệnh nhân có nguyên nhân tắc nghẽn có 9 bệnh nhân (34,6%) được dẫn lưu bể thận qua da, 4 bệnh nhân (15,4%) được đặt JJ và 1 bệnh nhân (3,8%) phải cắt thận. Thời gian nằm viện trung bình là 19,0 ± 15,7 ngày với tỷ lệ tử vong là 7,7%. Như vậy, SNK đường vào từ hệ tiết niệu là một bệnh lý nặng và có tỷ lệ tử vong cao.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Foxman B. Epidemiology of urinary tract infections: incidence, morbidity, and economic costs. Am J Med. 2002; 113(Suppl 1A):5S–13S.
2. Cardwell SM, Crandon JL, Nicolau DP, et al. Epidemiology and economics of adult patients hospitalized with urinary tract infections. Hosp Pract. 2016; 44(1):33–40.
3. Tandogdu Z, Wagenlehner FM. Global epidemiology of urinary tract infections. Curr Opin Infect Dis. 2016; 29(1):73–79.
4. Bonkat G, Pickard R, Bartoletti R, et al. Guidelines on urological infections. EAU Guideline. 2023.
5. Florian M.E. Wagenlehner, Zafer Tandogdub and Truls E. Bjerklund Johansen. An update on classification and management of urosepsis. Curr Opin Urol. 2017; 27(2):133-137.
6. Wang Z, Schorr C, Hunter K, et al. Contrasting treatments and outcomes of septic shock presentation on hospital floors versus emergency department. Chin Med J. 2010; 123:3550–3.
7. Michael Bauer, Herwig Gerlach, Tobias Vogelmann, et al. Mortality in sepsis and septic shock in Europe, North America and Australia between 2009 and 2019— results from a systematic review and meta-analysis. Crit Care. 2020; 24: 239.
8. Vũ Đình Hùng, Kiều Thị Hoa, Hoàng Bùi Hải. Cơ cấu bệnh tật tại khoa Cấp Cứu – bệnh viện Đại Học Y Hà Nội năm 2019. Tạp chí Nghiên Cứu Y Học. 2021; 147(11):317-323.
9. Wagenlehner, F.M.E.; Weidner, W.; Naber, K.G.; et al. Pharmacokinetic Characteristics of Antimicrobials and Optimal Treatment of Urosepsis. Clin. Pharmacokinet. 2007;46:291–305.
10. Chin B. S., Kim M. S., Han S. H., et al. Risk factors of allcause in-hospital mortality among Korean elderly bacteremic urinary tract infection (UTI) patients. Archives of Gerontology and Geriatrics. 2010; 52:e50-e55.