NGHIÊN CỨU CHẨN ĐOÁN TRƯỚC SINH VÀ XỬ TRÍ THAI NGHÉN THOÁT VỊ HOÀNH TRÁI TẠI BỆNH VIỆN PHỤ-SẢN TRUNG ƯƠNG
Nội dung chính của bài viết
Tóm tắt
Mục tiêu: (1) Mô tả một số phương pháp chẩn đoán trước sinh của thoát vị hoành trái tại Bệnh viện Phụ-Sản trung ương từ năm 2020 – 2022, (2) Nhận xét về xử trí và kết quả thai nghén của những trường hợp trên. Phương pháp: Nghiên cứu hồi cứu mô tả các bệnh nhân được chẩn đoán trước sinh là thoát vị hoành trái đơn độc được theo dõi tại Trung tâm chẩn đoán trước sinh từ năm 2020-2022. Kết quả: Thai phụ có tuổi trung bình thai phụ trung bình là 28,38 + 5,43 (tuổi). Tuổi thai phát hiện TVHBS (T) trung bình là 25,3 + 6,4 (tuần). Tỷ lệ đình chỉ thai nghén là 41,37%. Có 58,63% thoát vị hoành được giữ thai, trong số đó 4,07% thai chết lưu; 48,39% tử vong sau đẻ; 47,54% sống sau phẫu thuật. Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong ở nhóm oLHR>1,3 (39%) thấp hơn so với nhóm oLHR 1-1,3 (66,7%) và nhóm oLHR <1 (88,9%). Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong ở nhóm o/eLHR >45% thấp nhất chiếm 36,7%, tiếp đó đến nhóm o/eLHR 26-45% (55%) và cao nhất là nhóm o/eLHR <25% (88,9%) Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong ở nhóm độ 1 thấp nhất chiếm 20% so với độ 2 (38,5%), độ 3 (53,8%) và độ 4 (69,6%) Tỷ lệ trẻ cần hỗ trợ hô hấp sau sinh kéo dài >14 ngày trong số trẻ ổn định tăng dần từ độ 1 (12,5%) đến độ 2 (37,5%), độ 3 (66,7%) và cao nhất là độ 4 (85,7%). Kết luận: Thoát vị hoành (T) bẩm sinh là bất thường nặng, tỷ lệ tử vong sơ sinh cao, có thể cân nhắc đình chỉ thai nghén khi có chẩn đoán và tiên lượng nặng. Nên sử dụng tuổi thai chẩn đoán, chỉ số phổi đầu và phân độ vị trí dạ dày trên siêu âm như một trong những tiêu chuẩn để ngừng thai nghén. Có thể tiên lượng trẻ sơ sinh sống theo oLHR, o/eLHR và phân độ vị trí dạ dày trên siêu âm.
Chi tiết bài viết
Từ khóa
chẩn đoán trước sinh, thoát vị hoành bẩm sinh.
Tài liệu tham khảo
2. Chatterjee D, Ing RJ, Gien J. Update on Congenital Diaphragmatic Hernia. Anesth Analg. Sep 2020. 131(3):808-821. doi:10.1213/ANE. 0000000000004324.
3. Deprest J, Brady P, Nicolaides K, et al. Prenatal management of the fetus with isolated congenital diaphragmatic hernia in the era of the TOTAL trial. Semin Fetal Neonatal Med. Dec 2014. 19(6):338-348. doi:10.1016/j.siny.2014.09.006.
4. Heling KS, Wauer RR, Hammer H, Bollmann R, Chaoui R. Reliability of the lung-to-head ratio in predicting outcome and neonatal ventilation parameters in fetuses with congenital diaphragmatic hernia. Ultrasound Obstet Gynecol. Feb 2005. 25(2):112-118. doi:10.1002/uog.1837.
5. Kehl S, Siemer J, Brunnemer S, et al. Prediction of postnatal outcomes in fetuses with isolated congenital diaphragmatic hernias using different lung-to-head ratio measurements. J Ultrasound Med. May 2014. 33(5):759-767. doi:10.7863/ultra.33.5.759.
6. Cordier AG, Jani JC, Cannie MM, et al. Stomach position in prediction of survival in left-sided congenital diaphragmatic hernia with or without fetoscopic endoluminal tracheal occlusion. Ultrasound Obstet Gynecol. Aug 2015. 46(2):155-161. doi:10.1002/uog.14759.
7. Cordier AG, Russo FM, Deprest J, Benachi A. Prenatal diagnosis, imaging, and prognosis in Congenital Diaphragmatic Hernia. Semin Perinatol. Feb 2020. 44(1):51163. doi:10.1053/j.semperi. 2019.07.002.
8. Basta AM, Lusk LA, Keller RL, Filly RA. Fetal Stomach Position Predicts Neonatal Outcomes in Isolated Left-Sided Congenital Diaphragmatic Hernia. Fetal Diagn Ther. 2016. 39(4):248-255. doi:10.1159/000440649.