ỨNG DỤNG THANG ĐIỂM ĐÁNH GIÁ MỨC ĐỘ BỆNH MẮT TUYẾN GIÁP

Lê Thị Ngọc Diệp1,, Nguyễn Quốc Anh2, Phạm Thị Kim Thanh2, Phạm Thị Ngọc Bích3
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Mắt Trung ương
3 Bệnh viện Mắt Việt Nhật

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nhận xét đặc điểm lâm sàng và áp dụng thang điểm EUGOGO và VISA đánh giá mức độ bệnh mắt tuyến giáp ở bệnh nhân khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả tiến cứu trên 40 bệnh nhân mắc bệnh mắt tuyến giáp khám tại Bệnh viện Mắt Trung ương từ 12/2022 đến 9/2023. Kết quả: Tuổi khởi phát trung bình là 47.9±12.4, chủ yếu ở nữ, từ 41-60 tuổi, xuất hiện phần lớn ở bệnh nhân Basedow, thường khởi phát ở tình trạng cường giáp với các triệu chứng đa dạng. Thang điểm VISA và EUGOGO đánh giá hoạt động viêm giống nhau ở 77.5% trường hợp, mặc dùVISA cho điểm viêm cao hơn, EUGOGO lại có xu hướng phân loại viêm hoạt động nhiều hơn. Khi đánh giá bằng thang điểm VISA sau 3 tháng, có 25% bệnh nhân tiến triển, trong đó hạn chế vận nhãn tiến triển nhiều nhất, song thị và biểu hiện vẻ ngoài do tổn thương mô mềm hay bộc lộ nhãn cầu ít tiến triển. Với thang điểm EUGOGO, mức độ vừa đến nặng chiểm đa số (65%), mức độ đe dọa thị lực chiếm 25%, mức độ nhẹ chỉ chiếm 10%, phần lớn không thay đổi mức độ sau 3 tháng. Ở giai đoạn hoạt động, bệnh chủ yếu là mức vừa đến nặng (22.5%) hoặc đe dọa thị lực (22.5%). Trong khi ở giai đoạn không hoạt động, bệnh có xu hướng nhẹ hơn, chủ yếu là mức độ nhẹ (10%) hoặc vừa đến nặng (42.5%). Kết luận: Bệnh mắt tuyến giáp là bệnh hốc mắt thường gặp và biểu hiện đa dạng.Đánh giá mức độ bệnh mắt tuyến giáp đóng vai trò quan trọng trong việc lập kế hoạch và quản lí điều trị cho bệnh nhân.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Muralidhar A, Das S, Tiple S. Clinical profile of thyroid eye disease and factors predictive of disease severity. Indian J Ophthalmol. 2020;68(8):1629-1634.
2. Dolman PJ. Evaluating Graves’ orbitopathy. Best Pract Res Clin Endocrinol Metab. 2012;26(3):229-248.
3. Terwee CB, Prummel MF, Gerding MN, Kahaly GJ, Dekker FW, Wiersinga WM. Measuring disease activity to predict therapeutic outcome in Graves’ ophthalmopathy. Clin Endocrinol (Oxf). 2005;62(2):145-155.
4. Barrio-Barrio J, Sabater AL, Bonet-Farriol E, Velázquez-Villoria Á, Galofré JC. Graves’ Ophthalmopathy: VISA versus EUGOGO Classification, Assessment, and Management. J Ophthalmol. 2015;2015:249125.
5. Prummel MF, Bakker A, Wiersinga WM, et al. Multi-center study on the characteristics and treatment strategies of patients with Graves’ orbitopathy: the first European Group on Graves’ Orbitopathy experience. Eur J Endocrinol. 2003;148(5):491-495.
6. Lim NCS, Sundar G, Amrith S, Lee KO. Thyroid eye disease: a Southeast Asian experience. Br J Ophthalmol. 2015;99(4):512-518.
7. Eckstein A. Impact of smoking on the response to treatment of thyroid associated ophthalmopathy. British Journal of Ophthalmology. 2003;87(6):773-776.
8. Bartley GB, Fatourechi V, Kadrmas EF, et al. Clinical Features of Graves’ Ophthalmopathy in an Incidence Cohort. American Journal of Ophthalmology. 1996;121(3):284-290.