KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG TRÊN BỆNH NHÂN GLÔCÔM KHÁNG TRỊ THỰC HIỆN QUANG ĐÔNG VI XUNG THỂ MI XUYÊN CỦNG MẠC BỔ SUNG

Đoàn Kim Thành1, Võ Tuyết Mai1,, Phạm Thị Thủy Tiên2, Trương Hoàng Khải3
1 Trường Đại học Y Khoa Phạm Ngọc Thạch
2 Bệnh viện Mắt Thành phố Hồ Chí Minh
3 Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Glôcôm kháng trị là một biến chứng có thể gặp ở tất cả các loại glôcôm. Trong đó, glôcôm thứ phát như glôcôm tân mạch, glôcôm giả tróc bao, glôcôm sau viêm màng bồ đào, glôcôm do silicon nội nhãn... có tỷ lệ kháng trị cao hơn so với glôcôm nguyên phát. Glôcôm kháng trị là thách thức với các nhà nhãn khoa. Bệnh có thể tiến triển, dẫn đến mù vĩnh viễn hoặc gây đau nhức ảnh hưởng đến cuộc sống của bệnh nhân. Khi đó, huỷ thể mi có thể được đặt ra và phương pháp thực hiện là quang đông vi xung thể mi xuyên củng mạc bổ sung (MTSCPC_plus-micropulse transcleral cyclophotocoagulation plus) bằng tia laser diode (810 nm) kết hợp 2 kỹ thuật cho phép hạ nhãn áp. Để hiểu rõ nhóm bênh nhân glôcôm kháng trị thực hiện laser này. Vì vậy chúng tôi tiến hành khảo sát đặc điểm dịch tễ và lâm sàng trên bệnh nhân glôcôm kháng trị thực hiện phương pháp laser quang đông vi xung thể mi xuyên củng mạc bổ sung. Mục tiêu: Mô tả đặc điểm lâm sàng trên bệnh nhân glôcôm kháng trị thực hiện phương pháp laser quang đông vi xung thể mi xuyên củng mạc bổ sung. Đối tượng – Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang 39 người bệnh glôcôm kháng trị. Kết quả: Nghiên cứu gồm 39 mắt glôcôm kháng trị, tuổi trung bình là 55,15 ± 12,87, nam chiếm 53,8%. 79,3% mắt là glôcôm thứ phát trong đó glôcôm tân mạch chiếm đa số (51,6%). Đa số mắt chưa phẫu thuật trước đó là 74,4%. Thị lực từ sáng tối âm đến ĐNT <1m. Nhãn áp trung bình là 36,93 ± 10,61mmHg. Tất cả bệnh đều có CDR = 1,0. Mức độ đau nhức trước phẫu thuật ghi nhận dao động từ nhẹ (3/39), vừa (27/39) đến nặng (9/39). Số lượng thuốc hạ áp trung bình sử dụng là 2,95 ± 0,22 thuốc. Kết luận: Nhóm bệnh nhân glôcôm kháng trị thực hiện laser quang đông vi xung thể mi xuyên củng mạc bổ sung chiếm phần lớn là bệnh nhân lớn tuổi, nam giới, glôcôm tân mạch chiếm đa số trong glôcôm thứ phát, mắt thường trong tình trạng giai đoạn nặng, với thị lực kém, nhãn áp không đạt nhãn áp mục tiêu dù đã điều trị thuốc tối đa và phẫu thuật. Bên cạnh đó, glôcôm kháng trị còn gây đau nhức cho bệnh nhân ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nirappel, A, et al. (2020), "Augmented MP-TSCPC for the management of elevated IOP in glaucomatous eyes". 4(3), pp. 279-286.
2. Aquino, M. C., et al. (2015), "Micropulse versus continuous wave transscleral diode cyclophotocoagulation in refractory glaucoma: a randomized exploratory study", Clin Exp Ophthalmol. 43(1), pp. 40-6.
3. Benhatchi, N., Bensmail, D., and Lachkar, Y. (2019), "Benefits of SubCyclo Laser Therapy Guided by High-frequency Ultrasound Biomicroscopy in Patients With Refractory Glaucoma", J Glaucoma. 28(6), pp. 535-539.
4. Preda, M. A., et al. (2020), "Clinical outcomes of micropulse transscleral cyclophotocoagulation in refractory glaucoma-18 months follow-up", Lasers Med Sci. 35(7), pp. 1487-1491.
5. Sarrafpour, S., et al. (2019), "Micropulse Transscleral Cyclophotocoagulation: A Look at Long-Term Effectiveness and Outcomes", Ophthalmol Glaucoma. 2(3), pp. 167-171.
6. Tan, A. M., et al. (2010), "Micropulse transscleral diode laser cyclophotocoagulation in the treatment of refractory glaucoma", Clin Exp Ophthalmol. 38(3), pp. 266-72.
7. Williams, A. L., et al. (2018), "Clinical Efficacy and Safety Profile of Micropulse Transscleral Cyclophotocoagulation in Refractory Glaucoma", J Glaucoma. 27(5), pp. 445-449.
8. Wong, K. Y. T., et al. (2020), "MP3 Plus: A Modified Micropulse Transscleral Cyclophototherapy Technique for the Treatment of Refractory Glaucoma", J Glaucoma. 29(4), pp. 264-270.
9. Zaarour, K., et al. (2019), "Outcomes of Micropulse Transscleral Cyclophotocoagulation in Uncontrolled Glaucoma Patients", J Glaucoma. 28(3), pp. 270-275.