VAI TRÒ PHÂN ĐỘ GLASS TRONG ĐIỀU TRỊ THIẾU MÁU MẠN TÍNH ĐE DỌA CHI

Trần Minh Bảo Luân1,2,, Đỗ Đăng Khoa1,2, Lương Việt Thắng1, Trần Thanh Vỹ1,2
1 Bệnh viện Đại học Y Dược TP Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mở đầu: Điều trị tái thông bằng phẫu thuật bắc cầu hay can thiệp nội mạch với mục tiêu “vàng” là tái lập dòng chảy và bảo tồn chi. Để lựa chọn phương án điều trị cho từng trường hợp cụ thể, hiệp hội phẫu thuật mạch máu (SVS) đã đưa ra các tiêu chí như nguy cơ phẫu thuật của người bệnh (Patient risk), tình trạng của chi (Limb status) và hình thái giải phẫu mạch máu (Anatomical pattern), viết gộp lại là PLAN. Phân độ GLASS đã mở ra thêm khái niệm đường can thiệp động mạch đích (Target Artery Path – TAP) và khả năng duy trì sự tái thông của TAP sau can thiệp. Mục tiêu: Đánh giá khả năng thành công về mặt kỹ thuật trong can thiệp động mạch tầng dưới cung đùi và bảo tồn chi theo phân độ GLASS. Phương pháp nghiên cứu: Hồi cứu mô tả. Kết quả: Mẫu nghiên cứu có 82 chi dưới được khảo sát trên 82 người bệnh tại Khoa Lồng ngực – Mạch máu, BV Đại học Y dược TP. HCM từ tháng 06/2020 tới tháng 06/2022.. Trong đó, sang thương thuộc phân độ GLASS I, II và III chiếm lần lượt 36.6%, 43.9% và 19.5%. Tỷ lệ can thiệp thành công về mặt kỹ thuật ở nhóm giảm dần theo mức độ phức tạp của sang thương lần lượt là 90%, 86.11% và 56.25%. Bên cạnh sang thương thuộc phân độ GLASS III, thì tình trạng vôi hóa mạch máu, sang thương tắc hoàn toàn, tưới máu bàn chân/dưới mắt cá chân nhóm P2 cũng là những yếu tố tiên đoán cho khả năng tái thông thất bại với phương pháp can thiệp nội mạch. Tỷ lệ đoạn chi ở các nhóm sau 6 tháng lần lượt là 13.3%, 22.2% và 50%. Kết luận: những bệnh nhân có tình trạng thiếu máu mạn tính đe dọa chi thuộc phân độ GLASS càng cao thì tỷ lệ can thiệp nội mạch thành công, khả năng bảo tồn chi thấp hơn, tỷ lệ biến chứng trong can thiệp cao hơn.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Joep J.W, Devin Z., “The Global Limb Anatomic Staging System (GLASS) for CLTI: Improving Inter-Observer Agreement”, Journal of Clinical Medicine, 2021, pp. 2 – 9.
2. Michael H.C., et al, “Lower Extremity Peripheral Artery Disease: Contemporary Epidemiology, Management Gaps, and Future Directions”, American Heart Association, 2021, pp. 171-191.
3. Michael S.C., Andrew W.B., “Global vascular guidelines on the management of chronic limb-threatening ischemia”, Journal of Vascular Surgery, 2019, pp. 1-109.
4. Takahiro T., et al, “Incidence and clinical outcomes of the slow-flow phenomenon after infrapopliteal balloon angioplasty”, Journal of Vascular Surgery, 2017, pp. 1047-1054.
5. Takahiro T., et al, “Prediction of the Technical Success of Endovascular Therapy in Patients with Critical Limb Threatening Ischaemia Using the Global Limb Anatomical Staging System”, European Society for Vascular Surgery”, 2020, pp.696-702.
6. Takuro S., et al, “Predictability of the Global Limb Anatomic Staging System (GLASS) for Technical and Limb Related Outcomes: A Systematic Review and Meta-Analysis”, European Journal of Vascular and Endovascular Surgery, 2022, pp. 32-40.
7. Tanner I.K., Carlos M,, Bauer E.S., “The Role of Lower Extremity Amputation in Chronic Limb-Threatening Ischemia”, International Journal of Angiology, 2020, pp. 149-155.
8. Rym E.K., et al, “The Global Limb Anatomic Staging System is associated with The Global Limb Anatomic Staging System is associated with threatening ischemia”, J Vas Surg, 2021, pp. 2009-2020.