ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THAY KHỚP HÁNG TOÀN PHẦN KHÔNG XI MĂNG Ở BỆNH NHÂN HOẠI TỬ CHỎM VÔ KHUẨN XƯƠNG ĐÙI TẠI BỆNH VIỆN ĐA KHOA ĐÔNG ANH

Đoàn Anh Tuấn1,, Nguyễn Thế Điệp2
1 Bệnh viện Đa khoa Đông Anh
2 Đại học Y Dược Thái Bình

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi (HTVKCXĐ) là bệnh có tổn thương hoại tử tế bào xương và tủy xương do thiếu máu nuôi trên chỏm xương đùi. Bệnh thường gặp ở người trung niên, diễn biến tăng nặng theo thời gian dẫn đến thoái hóa và mất chức năng khớp háng. Phương pháp điều trị bằng thay khớp háng toàn phần (TKHTP) không xi măng được chỉ định cho giai đoạn IIb, III, IV theo phân loại Ficat và Arlet. Mục tiêu: 1. Đánh giá  kết quả TKHTP không xi măng ở bệnh nhân HTVKCXĐ. 2.Nhận xét các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả TKHTP không xi măng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu tiến cứu kết hợp theo dõi dọc 82 bệnh nhân bị HTVKCXĐ giai đoạn IIb, III, IV theo Ficat và Arlet.được điều trị bằng phẫu thuật TKHTP không xi măng tại Bệnh viện Đa khoa Đông Anh  từ tháng 1/2019 đến tháng 06/2023. Kết quả: Tuổi trung bình là 42,6±10,7 tuổi. 82,9% bệnh nhân là nam giới và 86,6% bệnh nhân ≤ 55 tuổi. Tỷ lệ mắc giữa chân phải và chân trái gần tương đương nhau với: 31 bệnh nhân (37,8%) tổn thương ở bên phải và 29 bệnh nhân (35,4%) tổn thương ở bên trái và 22 bệnh nhân (26,8%) có tổn thương ở khớp háng 2 bên. Thời gian theo dõi trung bình là 29,9±6,1 tháng. Điểm Harris khớp háng trước mổ và sau mổ lần lượt là 41,74 ± 10,25, 97.67 ± 6.82. Không có trường hợp nào gặp biến chứng lỏng khớp hoặc mổ lại ở thời điểm theo dõi cuối cùng. 100% bệnh nhân hài lòng với cuộc mổ. Kết luận: Phẫu thuật TKHTP không xi măng giúp cải thiện về chất lượng điều trị và phục hồi chức năng vận động tốt cho những bệnh nhân HTVKCXĐ. Có mối liên quan giữa kết quả phẫu thuật với tiền sử tiểu đường và chỉ số BMI.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Karimi S, Kumar S, Ahmed F, et al (2020). Functional Outcomes of Cementless Total Hip Arthroplasty in Avascular Necrosis of the Hip: A Prospective Study. Cureus 12(8): e10136.
2. Choi H.R., Steinberg M.E., Y Cheng E (2015). Osteonecrosis of the femoral head: diagnosis and classification systems. Curr Rev Musculoskelet Med, 8: 210–220.
3. Rama Subba Reddy M., Shivakumar M.S. and Pandurang Phad (2018). Study of clinical and functional outcome of total hip replacement in avascular necrosis of femoral head. International Journal of Orthopaedics Sciences, 4(1): 252-258.
4. Chunlin Zhan et al (2007). Incidence and short-sterm outcomes of the primary and revision hip replacement in the United States. J Bone Joint Surg Am, 89: 526-533.
5. Dương Đình Toàn, Võ Quốc Hưng (2021). Kết quả xa phẫu thuật thay khớp háng toàn phần điều trị thoái hóa khớp háng tại bệnh viện Việt Đức. Tạp chí y học Việt Nam, 504(2): 175-177.
6. Phan Bá Hải (2022). Nghiên cứu kết quả thay khớp háng toàn phần trên bệnh nhân hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi tại bệnh viện Việt Đức. Luận án tiến sỹ y học. Trường Đại học Y Hà Nội.
7. Mai Đắc Việt, Nguyễn Thị Thủy (2021). Đánh giá kết quả thay khớp háng toàn phần không xi măng ở bệnh nhân hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi giai đoạn IV, V và VI Y học cộng đồng, 62: 6-11.
8. Huỳnh Trung Tín, Phạm Hoàng Lai (2019). Đánh giá kết quả thay khớp háng toàn phần không xi măng ở bệnh nhân hoại tử vô khuẩn chỏm xương đùi tại Bệnh viện Đa khoa Trung ương Cần Thơ năm 2018-2019. Tạp chí Y tế Công cộng - 2019 - no.21 - ISSN.2345-1210.
9. Nguyễn Chí Đức, Đặng Ngọc Huy, Nguyễn Văn Sửu (2020). Kết quả thay khớp háng toàn phần không xi măng và một số yếu tố liên quan tại bệnh viện C Thái Nguyên. Tạp chí Khoa học và Công nghệ Đại học Tự nhiên, 179-184.