ĐÁNH GIÁ SỰ THAY ĐỔI CỦA MỘT SỐ CHỈ SỐ TẾ BÀO MÁU NGOẠI VI Ở BỆNH NHÂN TRƯỚC VÀ TRONG VÒNG 3 THÁNG ĐẦU SAU GHÉP THẬN TẠI BỆNH VIỆN BẠCH MAI

Đào Mạnh Hùng1,, Đặng Thị Việt Hà1,2, Đỗ Gia Tuyển1,2
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát sự thay đổi của một số chỉ số tế bào máu ngoại vi ở bệnh nhân trước và trong vòng 3 tháng đầu sau ghép thận tại Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2018 - 2023 và đánh giá một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, hồi cứu trên 115 bệnh nhân được ghép thận và quản lý tại Bệnh viện Bạch Mai giai đoạn 2018-2023. Kết quả: Số lượng hồng cầu tăng: trước ghép thận: 3,8±0,634 (T/l), sau ghép 3 tháng: 4,48±0,7 (T/1). Tỷ lệ bệnh nhân thiếu máu giảm: trước ghép thận là 83.2% giảm còn 33.6% sau ghép 3 tháng. Tỷ lệ đa hồng cầu ở thời điểm 1 tháng và 3 tháng sau ghép là: 0,9%, và 9,6% (nam 12%: nữ 3%). Số lượng bạch cầu tăng nhẹ: trước ghép thận là 8,15±8,13(G/1) thay đổi thành 8,6±3,1 (G/1) sau ghép 3 tháng. Số lượng tiểu cầu tăng nhẹ: trước ghép thận là  232±76,4 (G/1), sau ghép thận 3 tháng là 263,7±67,7 (G/1). Một số yếu tố liên quan đến những biến đổi về huyết học như: mức lọc cầu thận, tình trạng nhiễm viêm gan B,C, giới tính,… Kết luận: Những biến đổi trong vòng 3 tháng đầu sau ghép thận vẫn chủ yếu là tình trạng thiếu máu sau ghép, các biến đổi khác chiếm một tỷ lệ không cao. Việc theo dõi tế bào máu ngoại vi định kỳ sau ghép thận là vô cùng cần thiết để giúp tiên lượng, đánh giá và can thiệp sớm các nguy cơ có thể xảy ra sau ghép thận.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

Phan Thanh Tú. Nghiên Cứu Đặc Điểm Tế Bào Máu Ngoại vi ở Bệnh Nhân Được Ghép Thận Tại BV Bạch Mai Giai Đoạn 2017-2018. Luận án Thạc Sĩ. Trường Đại học Y Hà Nội; 2018.
2. Hoàng Khắc Chuẩn. Đa Hồng Cầu Trên Bệnh Nhân Sau Ghép Thận Tại Bệnh Viện Chợ Rẫy. tập 20, số 4, 2016; 2016.
3. Yang Y, Yu B, Chen Y. Blood disorders typically associated with renal transplantation. Front Cell Dev Biol. 2015;3(MAR). doi:10.3389/ fcell.2015.00018
4. Eisenga MF, Minović I, Berger SP, et al. Iron deficiency, anemia, and mortality in renal transplant recipients. Transpl Int. 2016;29(11): 1176-1183. doi:10.1111/TRI.12821
5. Lim AKH, Kansal A, Kanellis J. Factors associated with anaemia in kidney transplant recipients in the first year after transplantation: A cross-sectional study. BMC Nephrol. 2018;19(1):1-10. doi:10.1186/S12882-018-1054-7/FIGURES/2
6. Pabisiak K, Stępniewska J, Ciechanowski K. Pure Red Cell Aplasia After Kidney Transplantation: Parvovirus B19 Culprit or Coincidence? Ann Transplant. 2019;24:123. doi:10. 12659/AOT.913663
7. Nguyễn Thị Thanh Huyền. Thực Trạng Thiếu Máu và Một Số Yếu Tố Liên Quan Trên Bệnh Nhân Sau Ghép Thận Tại Bệnh Viện Bạch Mai. Luận án Thạc Sĩ. Trường Đại học Y Hà Nội; 2021.