ĐẶC ĐIỂM TRIỆU CHỨNG, MỨC ĐỘ NẶNG VÀ CẦN HỖ TRỢ, VÀ THỰC TRẠNG CAN THIỆP CHO TRẺ CÓ RỐI LOẠN PHỔ TỰ KỶ ĐẾN KHÁM TẠI PHÒNG KHÁM TÂM LÝ - HÀNH VI, BỆNH VIỆN NHI ĐỒNG THÀNH PHỐ CẦN THƠ

Nguyễn Phúc Bửu Định1,, Nguyễn Tấn Đạt1
1 Trường Đại học Y Dược Cần Thơ

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Hiện tại, chưa có đủ thông tin về đặc điểm triệu chứng, mức độ nặng và nhu cầu hỗ trợ, cũng như thực trạng can thiệp cho trẻ có rối loạn phổ tự kỷ nói chung và trẻ rối loạn phổ tự kỷ khi đến khám tại Phòng khám Tâm lý-Hành vi, Bệnh viện Nhi Đồng thành phố Cần Thơ. Điều này tạo ra nhu cầu cấp thiết để nghiên cứu và mô tả các đặc điểm này, cũng như đánh giá hiệu quả can thiệp hiện tại và đề xuất các phương pháp can thiệp phù hợp. Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mục tiêu: Xác định đặc điểm triệu chứng rối loạn phổ tự kỷ, mức độ cần hỗ trợ theo tiêu chuẩn DSM- 5 và mức độ nặng theo thang CARS. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, có phân tích trên 52 trẻ có rối loạn phổ tự kỷ và người nuôi dưỡng trực tiếp trẻ đến khám tại phòng khám tâm lý – hành vi bệnh viện Nhi Đồng thành phố Cần Thơ. Kết quả: Có 98,1% trẻ ít quan tâm, chia sẻ hoặc phản ứng đúng với cảm xúc của người khác. Tỷ lệ trẻ có hành vi lặp đi lặp lại là 86,5%. Trong giao tiếp và tương tác xã hội, có 63,5% trẻ cần hỗ trợ đáng kể. Trong hành vi, sở thích và hoạt động thu hẹp và lặp đi lặp lại, có 61,5% trẻ cần hỗ trợ đáng kể. Điểm trên thang đo CARS dao động từ 31 - 53,5, với 50% mức độ nặng và 50% mức độ nhẹ - trung bình. Kết luận: Có tới 63,5% trẻ cần hỗ trợ đáng kể với các triệu chứng điển hình như hạn chế giao tiếp mắt; 61,5% trẻ cần hỗ trợ đáng kể với các hành vi bất thường lặp đi lặp lại, khó chịu hoặc tìm kiếm âm thanh và kết cấu bề mặt. Những kết quả này nhấn mạnh sự cần thiết của việc nghiên cứu và áp dụng các biện pháp can thiệp thích hợp để hỗ trợ và cải thiện chất lượng cuộc sống của trẻ tự kỷ trong độ tuổi này.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

American Psychiatric Association (2013), Diagnostic and statistical manual of mental disorders (DSM-5®), Arlington, American Psychiatric Association.
2. Lê Thị Kim Dung (2021), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và Kết quả can thiệp trẻ rối loạn phổ tự kỷ từ 24 tháng đến 72 tháng, Luận án Tiến sĩ Y học, Đại học Y Dược- Đại học Thái Nguyên, Thái Nguyên.
3. Đình Văn Uy, Nguyễn Ngọc Sáng, Phạm Thị Tỉnh (2019), "Đặc điểm dịch tễ học lâm sàng và kết quả điều trị của trẻ tự kỷ từ 3 đến 6 tuổi tại Bệnh viện Nhi Thái Bình", Tạp Chí Nghiên cứu Và Thực hành Nhi Khoa, 3 pp. 1.
4. Nguyễn Thị Thanh Mai (2022), "Tỷ Lệ Và Một Số Yếu Tố Liên Quan Đến Rối Loạn Giấc Ngủ Ở Trẻ Rối Loạn Phổ Tự Kỷ", Tạp chí Y học Việt Nam, 1 (516), pp. 177-180.
5. Nguyễn Tấn Đức (2018), "Rối loạn phổ tự kỷ và một số yếu tố liên quan ở trẻ 24-72 tháng tuổi tại tỉnh Quãng Ngãi.", Tạp chí Y Dược học - Trường đại học Y Dược Huế, 6 (6), pp. 218-225.