SUY GIẢM TRÍ NHỚ Ở NGƯỜI BỆNH SAU MẮC COVID-19 VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN

Trần Thị Thơm1,, Trần Viết Lực1
1 Trường Đại học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Di chứng hậu Covid biểu hiện trên hầu hết các hệ cơ quan và chức năng của cơ thể. Các triệu chứng thường gặp thay đổi theo từng thời điểm, trong đó suy giảm trí nhớ là triệu chứng tồn tại lâu dài nhất và gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân. Mục tiêu nghiên cứu: Mô tả đặc điểm lâm sàng người bệnh suy giảm trí nhớ sau mắc covid-19 và một số yếu tố liên quan. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang. Phân nhóm bệnh nhân nghiên cứu dựa trên sự suy giảm trí nhớ có hoặc không có kèm theo suy giảm nhận thức chung được đánh giá qua thang điểm MMSE. Kết quả: Nghiên cứu152 bệnh nhân có suy giảm trí nhớ được khẳng định bằng khám lâm sàng và làm trắc nghiệm thần kinh tâm lý cho kết quả: Nhóm tuổi hay gặp nhất là từ 61 – 75 tuổi (46%). Suy giảm trí nhớ từ (90%) và trí nhớ có trì hoãn thường gặp hơn. 20% bệnh nhân có suy giảm chú ý cũng như trầm cảm kèm theo. 82,89% bệnh nhân mắc covid nhẹ, điều trị tại nhà, thời gian sau mắc covid từ 3-6 tháng thường gặp nhất (45,39%). Độ nặng của hai nhóm nghiên cứu có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê (p=0.025, OR: 0.365, KTC 95% từ 0.140 đến 0.901). Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về số mũi vaccine (p=0,013), và mức độ nặng(p=0,037) giữa hai nhóm có và không có giảm trí nhớ hình. Kết luận: Sự suy giảm trí nhớ sau mắc covid 19 trong nghiên cứu của chúng tôi chiếm tỷ lệ 65,8%, trong đó chủ yếu là trí nhớ từ, trí nhớ có trì hoãn bị ảnh hưởng, hầu hết là bệnh nhân mắc covid mức độ nhẹ, thời gian sau mắc covid chủ yếu là trên 3 tháng. Có sự liên quan giữa tình trạng covid và suy giảm trí nhớ.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Coronavirus disease (COVID-19): Post COVID-19 condition. Accessed September 14, 2022. https://www.who.int/news-room/questions-and-answers/item/coronavirus-disease-(covid-19)-post-covid-19-condition
2. Shanley JE, Valenciano AF, Timmons G, et al. Longitudinal evaluation of neurologic‐post acute sequelae SARS‐CoV‐2 infection symptoms. Ann Clin Transl Neurol. 2022;9(7):995-1010. doi:10.1002/acn3.51578
3. Post-COVID-19 memory complaints: Prevalence and associated factors - PMC. Accessed October 3, 2022. https://www.ncbi.nlm. nih.gov/pmc/articles/PMC9020525/
4. Shan D, Li S, Xu R, et al. Post-COVID-19 human memory impairment: A PRISMA-based systematic review of evidence from brain imaging studies. Frontiers in Aging Neuroscience. 2022;14. Accessed July 30, 2023. https://www.frontiersin. org/articles/10.3389/fnagi.2022.1077384
5. Short‐term neuropsychiatric outcomes and quality of life in COVID‐19 survivors - Méndez - 2021 - Journal of Internal Medicine - Wiley Online Library. Accessed October 18, 2023. https://onlinelibrary.wiley.com/ doi/full/10.1111/joim.13262