KHẢO SÁT ĐẶC ĐIỂM THIỆT CHẨN BẰNG MÁY ZMT-1A VÀ HỘI CHỨNG LÂM SÀNG Y HỌC CỔ TRUYỀN TRÊN NGƯỜI BỆNH NHỒI MÁU NÃO GIAI ĐOẠN PHỤC HỒI TẠI CÁC BỆNH VIỆN Ở BÌNH ĐỊNH

Hồ Thị Xuân Hồng1, Nguyễn Ngô Lê Minh Anh1,
1 Đại học Y Dược Tp Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát đặc điểm thiệt chẩn bằng máy trên người bệnh nhồi máu não giai đoạn hồi phục tại một số bệnh viện ở Bình Định. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, có phân tích. Thu thập 205 mẫu lưỡi của người bệnh nhồi máu não giai đoạn phục hồi tại bệnh viện Y học cổ truyền và phục hồi chức năng, bệnh viện Chấn thương và chỉnh hình Quy Nhơn và bệnh viện Đa khoa tỉnh Bình Địnhh, sau đó phân tích đặc điểm thiệt chẩn thông qua hệ thống phân tích hình ảnh thiệt chẩn tự động hóa (ATDS). Kết quả: Tỉ lệ phân bố hội chứng chứng lâm sàng y học cổ truyền giai đoạn nhồi máu não giai đoạn hồi phục với Can thận âm hư (28,78%), đàm thấp (24,88%), Can dương vượng (23,41%),Khí hư huyết ứ (22,44%) và Thận dương hư (0,49%). Đặc điểm thiệt chẩn, phổ biến là lưỡi ám tím (60,69%), lưỡi không/ít rêu (65,37%) và lưỡi ướt nhớt (83,41%). Đa số lưỡi gầy (43,41%), lưỡi có đường nứt (98,61%), lưỡi có gai xuất hiện 55,61%. Kết luận: Đặc điểm thiệt chẩn chủ yếu chất lưỡi ám tím, có đường nứt, rêu lưỡi ít hoặc không rêu, chất lưỡi ướt nhớt. Hội chứng lâm sàng YHCT nhồi máu não giai đoạn phục hồi nhiều nhất là can thận âm hư phù hợp với đặc điểm tuổi trung bình của quần thể ≥60 tuổi. Mặc dù tỉ lệ hội chứng lâm sàng YHCT sau nhồi máu não thể Khí hư huyết ứ không chiếm ưu thế cao nhất nhưng đặc điểm màu lưỡi ám tím (tím đậm) chiếm 60,69%, bên cạnh còn có tím nhạt (9,27%), hồng ánh tím (4,39%) cho thấy tình trạng huyết ứ trở trệ trong tạng phủ, kinh lạc theo mức độ từ nặng đến nhẹ phù thuộc sắc tím đậm nhạt. Điều này phù hợp với pháp trị “bổ khí hoạt huyết” được áp dụng cho người bệnh nhồi máu não giai đoạn phục hồi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Hà Quang Bình, Dương Phúc Lâm. Nghiên cứu tình hình đột quỵ não, yếu tố liên quan và đánh giá kết quả can thiệp quản lý điều trị ở bệnh nhân đột quỵ thiếu máu não tại bệnh viện đa khoa tỉnh Sóc Trăng trong năm 2020 - 2021. Tạp chí Y dược học Cần Thơ.
2. Huỳnh Nguyễn Lộc. Thiệt chẩn và ứng dụng lâm sàng. Chương 3.Hình dạng bất thường của lưỡi theo hình thái chất lưỡi. Nhà xuất bản Y học; 2022:28-65.
3. Lê Ngọc Bảo. Khảo sát các bệnh cảnh lâm sàng Y học cổ truyền trên bệnh nhân đột quỵ não giai đoạn phục hồi điều trị nội trú tại các Bệnh viện ở Bình Định. Luận văn Thạc Sĩ. Đại học Y dược TP. Hồ Chí Minh; 2021.
4. Nguyễn Tiến Đoàn. Nghiên cứu một số yếu tố nguy cơ và tiên lượng ở người bệnh cao tuổi bị đột quỵ thiếu máu cục bộ não tại bệnh viện đa khoa tỉnh Phú Thọ. Luận án Tiến Sĩ. Viện nghiên cứu khoa học y dược lâm sàng 108; 2018.
5. Sở Y tế Bình Định. Tình hình bện tật và tử vong tại bệnh viện theo ICD 10. Báo cáo thống kê 2018 Công văn số 1130/SYT-NVD ngày 25/4/2019 của Sở Y tế Bình Định. 2019.
6. Habibi-Koolaee M, Shahmoradi L, Niakan Kalhori SR, Ghannadan H, Younesi E. Prevalence of Stroke Risk Factors and Their Distribution Based on Stroke Subtypes in Gorgan: A Retrospective Hospital-Based Study-2015-2016. Neurol Res Int. 2018;2018:2709654. doi:10.1155/2018/2709654.
7. 姚 中 华, (Yao Zhonghua). 脑梗死中医证型分布规律与舌象 客观化研究. Master thesis. Human university of chinese medicine; 2020.
8. Zhou Peipei, Ji Xuequn, và cộng sự. Bàn luận sự thay đổi hình ảnh lưỡi và các giai đoạn khác nhau của đột quỵ. Y học cổ truyền Quảng Tây. 2018:58-60.
9. Đoàn Hữu Nhân. Khảo sát tỉ lệ trầm cảm và các yếu tố liên quan trên bệnh nhân sau đột quỵ điều trị tại bệnh viện Nguyễn tri phương. Luận văn Thạc sĩ. Đại học Y dược Tp. Hồ Chí Minh; 2019.