TỶ LỆ CẬN THỊ VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TỶ LỆ CẬN THỊ Ở HỌC SINH TIỂU HỌC TẠI THÀNH PHỐ VINH TỈNH NGHỆ AN

Trần Tất Thắng1,, Nguyễn Sa Huỳnh1, Nguyễn Thị Thủy Quỳnh1
1 Bệnh viện Mắt Nghệ An

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Xác định tỷ lệ cận thị và đánh giá một số yếu tố liên quan đến tỷ lệ cận thị ở học sinh tiểu học  tại thành phố Vinh tỉnh Nghệ An. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang, trên 3161 học sinh tiểu học (độ tuổi từ 6-10) tại các trường tiểu học Tp Vinh - Nghệ An từ tháng 8/2022 đến hết tháng 5/2023. Kết quả: Tỷ lệ cận thị chung ở học sinh tiểu học là 31,3%. Độ cận nhẹ (≥ – 3,0D) chiếm 61.2% và cận thị 2 mắt chiếm 91.0%; Có 23.7% học sinh bị cận thị chưa đeo kính và 27.2% học sinh đeo kính sai độ ở một hoặc 2 bên mắt. Tỷ lệ cận thị thấp nhất ở học sinh lớp 1 (6 tuổi) là 22.7% và tăng dần ở các lớp cao hơn, cao nhất ở học sinh lớp 5 (10 tuổi) là 37.3%, sự khác biệt có ý nghĩa thống kê. Có mối liên quan có ý nghĩa thống kê giữa tỷ lệ cận thị với yếu tố gia đình; học sinh có cha mẹ cùng cận thị có tỷ lệ cận thị cao nhất (39,7%); học sinh có anh chị em ruột bị cận thị có tỷ lệ cận thị cao hơn học sinh còn lại. Tỷ lệ cận thị thấp nhất ở nhóm hoạt động nhìn gần dưới 2 giờ và tăng dần theo thời gian nhìn gần, cao nhất ở nhóm có thời gian nhìn gần trên 6 giờ. Chưa có mối liên quan giữa tỷ lệ cận thị với giới tính, dân tộc và thời gian hoạt động ngoài trời của học sinh trong nghiên cứu của chúng tôi.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Jason C. Yam (2019),, "Two-Year Clinical Trial of the Low-Concentration Atropine for Myopia Progression (LAMP) Study, American academy of ophthalmology, pp.910-918.".
2. Tran Đình Minh Huy (2021), "A Meta-Analysis Assessing Change in Pupillary Diameter, Accommodative Amplitude, and Efficacy of Atropine for myopia control, asia pacific academy of Ophthalmology, pp. 1-10.".
3. Vũ Thị Thanh, Đoàn Văn Hậu, Hoàng Thị Phúc (2009), "Mô tả đặc điểm cận thị học đường ở học sinh tiểu học và trung học cơ tại Hà Nội," Tạp chí Y học Thực Hành, vol. số 02/2014, pp. pp92-94.
4. Vũ Tuấn Anh (2021), "Tỷ lệ tật khúc xạ của học sinh tiểu học và trung học cơ sở tại 3 tỉnh Tiền Giang, Đà Nẵng. Hải Dương năm 2017," Tạp chí y học Việt Nam, vol. 502 , pp. pp 207-210.
5. Nguyễn Thị Huyền (2002), "Thực trạng cận thị của học sinh tại một số tỉnh ở Việt Nam năm 2019," Tạp chí Y học dự phòng, vol. tập 30 S4, pp. pp136-146.
6. Jenchitr W., Raiyawa S. (2012), "Refractive Errors: The Major Visual Impairment in Thailand”, Rangsit Journal of Arts and Sciences, 2(2), pp. 133-141.".
7. Chu Văn Thăng, Trần Thị Thu Hương, Lê Thị Thanh Xuân (2015), "Thực trạng cận thị học đường ở học sinh thành phố Đà Lạt và huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm Đồng năm 2012-2013", Tạp chí Y học dự phòng. 6(166).".
8. Saw SM (2002), "Component dependent risk factors for ocular parameters in Singapore Chinese children," Ophthalmology, Vols. 109(11), 2065-71.
9. Rose KA (2008), "Outdoor activity reduces the prevalence of myopia in children," Ophthalmology, Vols. 115(8), 1279-85.
10. Rudnicka A.R., Kapetanakis V.V., A.K. Wathern, Logan N.S., Gilmartin B., Whincup P.H., Cook D.G., Owen C.G. (2016), "Global variations and time trends in the prevalence of childhood myopia, a systematic review and quantitative meta-analysis: implications for aetiology and early prevention",," British Journal of Ophthalmology. 100(7), pp. 882-890.