KHẢO SÁT THỰC TRẠNG CHẤT LƯỢNG GIẤC NGỦ Ở NGƯỜI BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP TẠI XÃ NAM PHONG, THÀNH PHỐ NAM ĐỊNH, NĂM 2019

Thị Huế Nguyễn 1,, Thị Phương Hoa Đinh 1
1 Trường Đại học Điều dưỡng Nam Định

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Nghiên cứu mô tả cắt ngang nhằm mục tiêu mô tả thực trạng chất lượng giấc ngủ (CLGN) ở người bệnh tăng huyết áp tại xã Nam Phong, thành phố Nam Định năm 2019. Nghiên cứu sử dụng bộ công cụ đánh giá chất lượng giấc ngủ Pittsburgh Sleep Quality Index (PSQI) đã được dịch sang tiếng việt và được kiểm định lại độ tin cậy trước khi thu thập số liệu chính thức. Phương pháp chọn mẫu toàn bộ và phỏng vấn trực tiếp được áp dụng để thu thập số liệu trong nghiên cứu. Kết quả thu được có 49,3% đối tượng cần từ 15-30 phút để đi vào giấc ngủ. Tỷ lệ đối tượng ngủ được 5-6 tiếng/đêm chiếm 31,8% và ít hơn 5 tiếng/đêm chiếm 37,2%. Có lần lượt 20,3% và 39,9% đối tượng có hiệu suất giấc ngủ tương đối kém và kém. Có 52% đối tượng phải sử dụng thuốc ngủ để có giấc ngủ tốt hơn. 53,4% đối tượng gặp khó khăn ở mức độ nhẹ trong các hoạt động hàng ngày do tình trạng thiếu ngủ; 53,4% tự đánh giá rằng mình có chất lượng giấc ngủ tương đối kém và 3,4% cho rằng chất lượng giấc ngủ của mình rất kém. Đánh giá chất lượng giấc ngủ theo thang PSQI cho kết quả có 95,9 đối tượng có chất lượng giấc ngủ kém và 4,1% có chất lượng giấc ngủ tốt. Từ kết quả nghiên cứu chúng tôi kết luận rằng chất lượng giấc ngủ kém là hiện tượng phổ biến, thường gặp ở bệnh nhân có tăng huyết áp tại xã Nam Phong, thành phố Nam Định. Từ đó chúng tôi khuyến nghị cần có những chương trình can thiệp nhằm giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ của bệnh nhân tăng huyết áp tại xã Nam Phong, thành phố Nam Định.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Vũ Thị Minh Phượng (2016), Chất lượng giấc ngủ và một số yếu tố liên quan của người bệnh tăng huyết áp điều trị ngoại trú tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2016, Luận văn Thạc sỹ điều dưỡng, Trường Đại học điều dưỡng Nam Định.
2. Lê Việt Thắng (2012), Ảnh hưởng của tăng huyết áp lên tình trạng rối loạn giấc ngủ bệnh nhân suy thận mạn tính lọc máu chu kỳ. Tạp chí Y học thực hành, 813 (3/2012).
3. Grandner M., Mullington J.M., Hashmi S.D. và cộng sự. (2018). Sleep Duration and Hypertension: Analysis of > 700,000 Adults by Age and Sex. J Clin Sleep Med, 14(6), 1031–1039.
4. Li L., Li L., Chai J.-X. và cộngsự. (2020). Prevalence of Poor Sleep Quality in Patients With Hypertension in China: A Meta-analysis of Comparative Studies and Epidemiological Surveys. Front Psychiatry, 11.
5. Liu R.-Q., Qian Z., Trevathan E. và cộngsự. (2016). Poor sleep quality associated with high risk of hypertension and elevated blood pressure in China: results from a large population-based study. Hypertens Res, 39(1), 54–59.
6. Lusardi P., Zoppi A., Preti P. và cộng sự. (1999). Effects of insufficient sleep on blood pressure in hypertensive patients: A 24-h study. American Journal of Hypertension, 12(1), 63–68.
7. Organization W.H. (2013). A global brief on hypertension : silent killer, global public health crisis: World Health Day 2013. .
8. Silverberg D.S. và Oksenberg A. (2001). Are sleep-related breathing disorders important contributing factors to the production of essential hypertension?.CurrHypertens Rep, 3(3), 209–215.