KHẢO SÁT TỈ LỆ HUYẾT KHỐI TIỂU NHĨ TRÁI TRÊN SIÊU ÂM TIM QUA THỰC QUẢN Ở NGƯỜI CAO TUỔI RUNG NHĨ

Lê Quốc Hưng 1, Nguyễn Thanh Huân 1,2, Nguyễn Thanh Huân 1,2,, Nguyễn Quang Huy 3, Nguyễn Văn Bé Hai 1
1 Bệnh viện Thống Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh
2 Đại học Y Dược Thành phố Hồ Chí Minh
3 Đại học Nguyễn Tất Thành, Thành phố Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Đặt vấn đề: Xác định tỉ lệ huyết khối tiểu nhĩ trái trên bệnh nhân cao tuổi và khảo sát đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng, giữa hai nhóm có và không có huyết khối tiểu nhĩ trái cũng như khảo sát mối liên quan giữa siêu âm tim và sự hình thành huyết khối tiểu nhĩ trái. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên bệnh nhân cao tuổi được siêu âm tim qua thực quản tại khoa Nội Tim mạch Bệnh viện Thống Nhất từ  tháng 11/2022 đến tháng 6/2023. Kết quả: Nghiên cứu được thực hiện trên 103 bệnh nhân cao tuổi với tuổi trung bình là 71,22 ± 7,56, tỉ lệ nam giới là 58,3%, chúng tôi ghi nhận kết quả: Tần suất huyết khối tiểu nhĩ trái bằng siêu âm tim qua thực quản trên bệnh nhân cao tuổi có rung nhĩ là: 24.3%. Ở nhóm bệnh nhân có huyết khối tiểu nhĩ trái có đường kính nhĩ trái lớn hơn và tỉ lệ máu xoáy trong nhĩ trái/tiểu nhĩ trái cao hơn có ý nghĩa thống kê khi so sánh với nhóm không có huyết khối tiểu nhĩ trái. Hồi quy logistic đa biến ghi nhận vận tốc dòng máu qua tiểu nhĩ trái ở nhóm có huyết khối thấp hơn so với nhóm không có huyết khối tiểu nhĩ trái với OR = 0,0001; KTC 95%: 0,0000003 – 0,02; p < 0,01. Kết luận: Tỉ lệ huyết khối tiểu nhĩ trái ở người cao tuổi rung nhĩ còn cao, cần thực hiện siêu âm tim qua thực quản một cách thường quy để phát hiện và điều trị tích cực trước khi thực hiện triệt đốt cho bệnh nhân. Cần khảo sát huyết khối cẩn thận hơn nếu có các dấu hiệu giãn nhĩ trái, máu xoáy đặc biệt là vận tốc dòng máu qua tiểu nhĩ trái thấp.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nguyễn Văn Bé Hai, Lê Quốc Hưng, Bùi Xuân Khải, Nguyễn Thanh Huân. Tỉ lệ huyết khối tiểu nhĩ trái trên siêu âm tim qua thực quản ở các bệnh nhân rung nhĩ. Tạp chí Y Học TP Hồ Chí Minh. 2021;25(6):44-49.
2. Do Van Chien, Pham Thai Giang, Pham Truong Son, Le Van Truong, Pham Nguyen Son. Novel Models for the Prediction of Left Atrial Appendage Thrombus in Patients with Chronic Nonvalvular Atrial Fibrillation. Cardiology Research and Practice. 2019;2019:1-7.
3. Waktare JE. Atrial fibrillation. Circulation. 2002;106(1):14-16.
4. Frost L, Engholm G, Johnsen S, et al. Incident thromboembolism in the aorta and the renal, mesenteric, pelvic, and extremity arteries after discharge from the hospital with a diagnosis of atrial fibrillation. Arch Intern Med. 2001;161(2):272-6.
5. Wang TJ, Larson MG, Levy D, et al. Temporal relations of atrial fibrillation and congestive heart failure and their joint influence on mortality: the Framingham Heart Study. Circulation. 2003; 107(23):2920-5.
6. Benjamin EJ, Wolf PA, Agostino RB, et al. Impact of atrial fibrillation on the risk of death: the Framingham Heart Study. Circulation. 1998;98:946 - 952.
7. Kirchhof P, Benussi S, Kotecha D, et al. 2016 ESC Guidelines for the management of atrial fibrillation developed in collaboration with EACTS. Eur Heart J. 2016;37:2893 - 2962.
8. Lip GY, Clementy N, Pericart L, Banerjee A, Fauchier L. Stroke and major bleeding risk in elderly patients aged >=75 years with atrial fibrillation: the Loire Valley Atrial Fibrillation Project. Stroke. 2015;46:143 - 50.
9. Reynolds MR, Essebag V. Economic burden of atrial fibrillation: implications for intervention. Am J Pharm Benefits. 2012;4(2):58-65.
10. Karwowski J, Rekosz J, Mączyńska-Mazuruk R, et al. Left atrial appendage thrombus in patients with atrial fibrillation who underwent oral anticoagulation. Cardiology Journal. 2022;10. 5603/CJ.a2022.0054.