GIÁ TRỊ PCO2 ĐO QUA DA VÀ CÁC THÔNG SỐ LÂM SÀNG, KHÍ MÁU ĐỘNG MẠCH TRÊN BỆNH NHÂN ĐỢT CẤP BỆNH PHỔI TẮC NGHẼN MẠN TÍNH

Nguyễn Văn Nam 1, Đỗ Ngọc Sơn 2,, Bùi Thị Hương Giang 1
1 Trường Đại học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Bạch Mai

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Mô tả một số đặc điểm lâm sàng, khí máu động mạch và PCO2 qua da (PtcCO2) ở người bệnh đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả ngẫu nhiên loạt ca bệnh trên 30 bệnh nhân được chẩn đoán đợt cấp COPD theo tiêu chuẩn GOLD 2022 nhập viện vào Trung tâm Hồi sức tích cực - Bệnh viện Bạch Mai trong thời gian từ 11/2022 đến 08/2023. Đánh giá các chỉ số lâm sàng, khí máu động mạch và giá trị PtcCO2. Kết quả: Trong số 30 bệnh nhân đủ tiêu chuẩn tham gia nghiên cứu, tuổi từ 49 – 93 (trung bình 70,3 ± 9,7) năm, 88 lần đo và so sánh đã được thực hiện. Bệnh lý kèm theo chủ yếu là tăng huyết áp (26,7%), đái tháo đường (20,0%), suy tim (13,3%). Dựa theo phân loại đợt cấp COPD thấy 83,33% bệnh nhân có đợt cấp mức độ nặng, 16,67% bệnh nhân có đợt cấp mức độ trung bình. Đa số mẫu khí máu có tăng PaCO2 (72,7%) và giảm PaO2 (44,3%), giá trị PaCO2 trung bình 55,8 ± 13,3. Giá trị PtcCO2 trung bình là 52,6 ± 13,1 (30,2 – 82,0). Giá trị PtcCO2 trung bình của nhóm thở máy xâm nhập, thở NIV/HFNC và thở oxy kính/mask lần lượt là 54,2 ± 13,0; 51,7 ± 12,9 và 42,6 ± 10,8. Kết luận: Hầu hết bệnh nhân đợt cấp COPD là người cao tuổi với nhiều bệnh đồng mắc và có đợt cấp mức độ nặng. Tăng PaCO2 máu và giảm PaO2 máu là thường gặp. Nhóm bệnh nhân thở máy xâm nhập có kết quả PtcCO2 cao hơn nhóm bệnh nhân có phương thức thông khí khác.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Nseir S., Di Pompeo C., Cavestri B., et al. (2006). Multiple-drug-resistant bacteria in patients with severe acute exacerbation of chronic obstructive pulmonary disease: Prevalence, risk factors, and outcome. Crit Care Med, 34(12), 2959–2966.
2. Quinnell T.G., Pilsworth S., Shneerson J.M., et al. (2006). Prolonged invasive ventilation following acute ventilatory failure in COPD: weaning results, survival, and the role of noninvasive ventilation. Chest, 129(1), 133–139.
3. Conway A., Tipton E., Liu W.-H., et al. (2019). Accuracy and precision of transcutaneous carbon dioxide monitoring: a systematic review and meta-analysis. Thorax, 74(2), 157–163.
4. Vũ Phi Hùng, & Chu Thị Hạnh (2022). Đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và nồng độ CRP, NT-proBNP ở người bệnh đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tạp Chí Y học Việt Nam, 518(2).
5. Fruchter O., Carmi U., Ingenito E.P., et al. (2011). Transcutaneous carbon dioxide in severe COPD patients during bronchoscopic lung volume reduction. Respiratory Medicine, 105(4), 602–607.
6. Nguyễn Lân Hiếu, Nguyễn Duy Thắng, & Phan Thu Phương, (2023). Đặc điểm lâm sàng và siêu âm tim ở bệnh nhân đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tạp Chí Y học Việt Nam, 529(1).
7. Ongel E.A., Karrakurt Z., SalturkC., et al. (2014). How do COPD comorbidities affect ICU outcomes?. Int J Chron Obstruct Pulmon Dis, 9, 1187-1196.
8. Hà Thị Tuyết Trinh (2015), Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, cận lâm sàng và một số yếu tố nguy cơ của đợt cấp bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính tại Bệnh viện Phổi Trung Ương, Luận văn tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa cấp II, Đại học Y Hà Nội
9. Nguyễn Thị Thúy Vinh (2010). Nghiên cúu một số yếu tố chỉ điểm viêm CRP, TNF, IL6 ở bệnh nhân COPD đợt cấp, Luận văn thạc sỹ y học, Trường Đại học Y Hà Nội
10. Hoàng Thủy, Nguyễn Viết Nhung & Nguyễn Đình Tiến (2022). Đặc điểm khí máu động mạch trong đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính. Tạp Chí Y học Việt Nam, 515(2).