ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG, CẬN LÂM SÀNG BỆNH NHÂN ĐANG DÙNG THUỐC CHỐNG ĐÔNG MÁU ĐƯỜNG UỐNG VÀO CẤP CỨU VỚI BẤT KÌ CHẢY MÁU NÀO

Phan Thị Điệp 1,, Hoàng Bùi Hải 2
1 Trường Đại Học Y Hà Nội
2 Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Nghiên cứu nhằm mục đích xác định các biến cố chảy máu bất kì ở bệnh nhân dùng thuốc chống đông máu đường uống, so sánh các đặc điểm bệnh nhân giữa hai nhóm bệnh nhân dùng DOAC và VKAs trên thực hành lâm sàng ở phòng cấp cứu. Đối tượng và phương pháp: Nghiên cứu mô tả các bệnh nhân được chẩn đoán chảy máu, khai thác tiền sử có sử dụng thuốc chống đông máu đường uống vào khoa cấp cứu từ tháng 4 năm 2022 đến tháng 9 năm 2023, mô tả đặc điểm của nhóm bệnh nhân này, so sánh các đặc điểm giữa hai nhóm bệnh nhân dùng DOAC và VKAs. Kết quả: Nghiên cứu có 57 ca đang dùng VKAs và 29 ca dùng DOAC ( gồm dabigatran, rivaroxaban, apixaban), tỷ lệ chảy máu tiêu hóa cao hơn ở nhóm bệnh nhân dùng DOAC, chảy máu nội sọ cao hơn ở bệnh nhân đang dùng VKAs (p= 0,89 và p=0,052, lần lượt). Tỷ lệ chảy máu lớn ở nhóm bệnh nhân VKAs cao hơn (p= 0,04). Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân dùng DOAC cao hơn (p<0,01). INR ở nhóm bệnh nhân dùng VKAs cao hơn (p<0,01). Kết luận: không có sự khác biệt về chảy máu tiêu hóa ở hai nhóm, nhưng tỷ lệ chảy máu lớn, chảy máu nội sọ xu hướng cao hơn ở nhóm bệnh nhân dùng VKAs. Cần theo dõi chặt chẽ INR ở nhóm bệnh nhân dùng VKAs, không cần theo dõi ở nhóm DOAC. Việc sử dụng VKAs ở nhóm bệnh nhân tuổi cao ít các rủi ro về chảy máu hơn là DOAC.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Adam J. Singer, MD, Adam Quinn, BS, Neil Dasgupta, MD, And Henry C. Thode Jr, PHD. Management and outcomes of bleeding events in patients In the Emergency Department Taking warfarin Or a non–Vitamink Antagonist Oral Anticoagulant. ELSEVIER. 2016
2. Connolly SJ, Ezekowitz MD, Yusuf S. Dabigatran versus Warfarin in Patients with Atrial Fibrillation. New England Journal of Medicine. 200
3. Granger CB, Alexander JH, McMurray JJV. Apixaban versus Warfarin in Patients with Atrial Fibrillation. New England Journal of Medicine. 2011
4. Patel NJ, Deshmukh A, Paint S, Singh V, et al. Contemporary trends of hospitalization for atrial fibrillation in the United States. Circulation. 2014
5. R. Patel, Kenneth W. Mahaffey, et al. Rivaroxaban versus Warfarin in Nonvalvular Atrial Fibrillation. New England Journal of Medicine. 2022
6. Schulman S. , Kearon C. Definition of major bleeding in clinical investigations of antihemostatic medicinal products in non-surgical patients. Journal of Thrombosis and Haemostasis. 2005
7. William M. Lee, MD, Anne M. Larson, MD, and R. Todd Stravitz, MD. The Management of Acute Liver Failure: Update 2011. AASLD. 2011.
8. Y Dogan, A Az, O sogut, T akdemir, O kaplan. Bleeding Events in the Emergency Department with Warfarin versus Novel Oral Anticoagulants: A Five year Analysis. ResearchGate. 2022