TÌNH HÌNH SỬ DỤNG CÁC PHƯƠNG PHÁP Y HỌC CỔ TRUYỀN ĐIỀU TRỊ LIỆT MẶT NGOẠI BIÊN NGUYÊN PHÁT

Nguyễn Minh Huệ 1, Lưu Quốc Hải 2, Tăng Khánh Huy1, Lê Bảo Lưu 1,
1 Đại Học Y Dược TP. Hồ Chí Minh
2 Bệnh viện YHCT TP. Hồ Chí Minh

Nội dung chính của bài viết

Tóm tắt

Mục tiêu: Khảo sát tình hình sử dụng các phương pháp Y học cổ truyền (YHCT) điều trị Liệt mặt ngoại biên nguyên phát theo từng hội chứng lâm sàng. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu cắt ngang mô tả, hồi cứu trên hồ sơ bệnh án của 114 người bệnh (NB) có chẩn đoán liệt mặt ngoại biên nguyên phát theo ICD-10, mã G51.0 (Liệt Bell) từ tháng 01/2019 đến tháng 12/2020 tại các khoa nội trú thuộc Bệnh viện YHCT Thành phố Hồ Chí Minh, thống kê và phân tích tỷ lệ sử dụng các phương pháp điều trị YHCT theo từng hội chứng lâm sàng. Kết quả: Hội chứng Phong hàn phạm kinh lạc có phương pháp điều trị chủ yếu là kết hợp thuốc thành phẩm (TTP) + phương pháp không dùng thuốc (PPKDT) (95,71%), hội chứng Phong nhiệt phạm kinh lạc và Huyết ứ kinh lạc chủ yếu kết hợp Thuốc thang với TTP và PPKDT (tỷ lệ lần lượt là 80,39% và 75%). Đa số người bệnh được điều trị kết hợp bằng thuốc Đối pháp lập phương và TTP. Phương pháp Ôn châm + Thủy châm (18,18%) được sử dụng nhiều nhất trong Phong hàn phạm kinh lạc, trong khi phương pháp Ôn châm + Xoa bóp bấm huyệt (XBBH) (60%) sử dụng nhiều nhất trong Phong nhiệt phạm kinh lạc và phương pháp Hào châm + Thủy châm + XBBH (58,33%) trong Huyết ứ kinh lạc, việc kết hợp các PPKDT có sự khác nhau giữa các hội chứng lâm sàng lâm sàng có ý nghĩa thống kê (p=0,024). Kết luận: Trên người bệnh Liệt mặt ngoại biên nguyên phát điều trị tại Bệnh viện YHCT Thành phố Hồ Chí Minh, phương pháp được sử dụng nhiều nhất là sử dụng TTP kết hợp PPKDT. Đối với PP dùng thuốc, người bệnh đa số sử dụng bài thuốc đối pháp lập phương. Trong các PPKDT có sự kết hợp khác nhau có ý nghĩa thống kê giữa các hội chứng lâm sàng.

Chi tiết bài viết

Tài liệu tham khảo

1. Trần Đăng Đức, Phạm Thị Hạnh. Đánh giá kết quả điều trị liệt dây VII ngoại vi bằng điện châm kết hợp với thủy châm. Tạp chí Y dược học cổ truyền quân sự. 2018;2(8):35-40.
2. Trịnh Minh Ngọc, Đoàn Quang Huy. Đánh giá tác dụng điều trị liệt VII ngoại biên bằng phương pháp điện châm kết hợp bài thuốc “TK7 HV”. Tạp chí y dược cổ truyền Việt Nam. 2021;4(371):37-41.
3. Lê Hữu Thuyên. Đánh giá kết quả điều trị liệt dây thần kinh số VII ngoại vi do lạnh bằng điện châm kết hợp với siêu âm. Tạp chí Y học quân sự. 2022; 359:85-88.
4. Lê Văn Tuấn. Giáo trình thần kinh học. Nhà xuất bản Đại học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh; 2020:300.
5. Võ Thị Xuân Uyên, Phan Quan Chí Hiếu. Xác định vị trí tổn thương của chứng khẩu nhãn oa tà. Tạp chí Y học thành phố Hồ Chí Minh. 2014;18(1):30-37.
6. Alanazi F, Kashoo FZ, Alduhishy A, Aldaihan M, Ahmad F, Alanazi A. Incidence rate, risk factors, and management of Bell's palsy in the Qurayyat region of Saudi Arabia. PeerJ. 2022;10:e14076.
7. Linder TE, Abdelkafy W, Cavero-Vanek S. The management of peripheral facial nerve palsy: “paresis” versus “paralysis” and sources of ambiguity in study designs. Otol Neurotol. 2010;31(2):319-327.
8. Yang LS, Zhou DF, Zheng SZ, et al. Early intervention with acupuncture improves the outcome of patients with Bell's palsy: A propensity score-matching analysis. Front Neurol. 2022;13:943453.